2022-07-13 00:00:00.0

"TIỀN PHẬT HẬU THÁNH" - SỰ ẢNH HƯỞNG GIAO THOA TRONG KIẾN TRÚC CHÙA CHIỀN VIỆT NAM

Có một thực tế là những ngôi chùa ở Việt Nam thì kiến trúc luôn là “Tiền Phật hậu Thánh”. Vì sao lại có sự ảnh hưởng giao thoa này, cùng lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh qua bài viết sau!

Bài viết được trích dẫn từ chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trong buổi sinh hoạt CLB Thức Thiện Tâm với chủ đề “Tìm hiểu về Đạo Mẫu”.

Trong hệ thống xây dựng đền chùa ở miền Bắc, không ngôi chùa nào không đủ Tam giáo đồng nguyên - là sự dung hợp nhuần nhuyễn giữa Đạo Lão, Đạo Phật và Đạo Thánh Mẫu. Chúng ta đã đón nhận những tinh hoa của Đạo Phật, cái minh triết đứng trên tất thảy của Đạo Phật khi đến Việt Nam. Chúng ta biết gắn kết con người là sản phẩm của thiên nhiên - đấy là Đạo Lão. Cha là trời, mẹ là đất và trong trời đất có vô vàn định luật của càn khôn tức là của cõi hư vô. Có những quy luật trong 108 ngôi sao ứng chiếu vào Trái Đất này. Quy ước là quy luật, định luật của càn khôn nhưng quy luật của trời và đất. Nó sẽ làm cho vạn vật vận hành. Tổ tiên ta đã đón nhận tinh túy này.

Kiến trúc chùa chiền Việt Nam có sự ảnh hưởng giao thoa giữa Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Thánh Mẫu. Nguồn ảnh: Internet

Cũng trong hệ thống điện thờ của chùa, ngoài trên thờ Tam Bảo, còn thờ Đức vua cha (ông Nam Tào Bắc Đẩu đó là Đạo Lão) và dưới là Đạo Thánh Mẫu. Những con người của lịch sử, báu vật của quốc gia, bảo bối của đất nước được gắn kết trong hệ thống xây dựng đền chùa miền Bắc. Tổ tiên chúng ta đã lục hòa căn chúng. Tinh túy nhất, cao nhất có. Mối quan hệ của dải thiên hà này thành Đạo Trời có. Cái mà tạo hóa ban trao riêng cho chúng ta được hiện hữu trong hệ thống chùa chiền của Việt Nam. Vậy cái này là cái quá giỏi của tổ tiên chúng ta vì đúng theo tinh thần của Đức Phật Ca Mâu Ni, tùy duyên ta hóa độ.

Vậy thì, chúng ta đi lễ vì chùa có bổn phận giáo hóa giáo lý chúng sinh. Chúng ta lễ Mẫu để xin quyền năng của Ngài cho chúng ta có niềm tin ban đầu. Tổ tiên ta quá giỏi, thật là vi tế.

Một việc nữa, Đạo Mẫu là bước một để cho cái tâm xơ mơ của chúng ta có đức tin. Ví dụ, những người có khả năng nhập vong, gánh những năng lượng thiêng của đất nước hoặc địa giới khu vực mình đang ở, những người bắt đầu khai mở linh căn linh giác thì chúng ta phải nhờ đến các bậc thầy đồng.

Ngồi đồng lễ Thánh để cho chúng ta giàu thêm đức tin và để khẳng định thêm một điều nữa, con người là sản phẩm của thiên nhiên. Đây là bước một và đây là vòng tròn số một. Khi chúng ta có thể là thanh đồng, là đạo quan, là con nhang, là đệ tử hoặc là những người đi lễ hành hương khi anh không có mã số phải chọn các phương pháp về nhà Thánh thì chúng ta vẫn xây đắp được đức tin.

Phải chăng, trên trời các Ngài dòm xuống hạ giới thấy căn cơ của chúng ta cũng còn thấp lắm cho nên Ngài ban cho chúng ta một phương pháp, một phương cách, một bảo bối, một tín ngưỡng để cho con người được tắm mình trong lòng những khí thiêng bản địa cho dân tộc chúng ta.

Đạo Mẫu là bước một để cho cái tâm xơ mơ của chúng ta có đức tin. Nguồn ảnh: Internet

Vòng thứ 2 là thượng giới - vòng cho những người có căn lớn hơn, có duyên với các vì tinh tú nhiều khi chúng ta không phải ngồi đồng nhưng vẫn có thể gánh được những năng lượng rất linh thiêng trong trời đất. Những người này chỉ cần làm một cái lễ trình duyên với cửa nhà Thánh để xin Tam Phủ, Tứ Phủ đóng cho cái dấu: Chúng con là con dân nước Việt và chúng con tôn kính tín ngưỡng nhà Mẫu, xin các Ngài cho gia chủ đi lên đường đạo cao hơn. Qua cửa ải này thì phải báo cáo vì nó là đạo bản địa, nó là hồn của đất nước. Nó giống như chúng ta đi du lịch, qua nước nào chúng ta phải có cái dấu. Đạo Trời tương tự như vậy.

Vòng thứ 3 là bồ đề, tức là chúng ta có thánh đức, có thánh hạnh có đủ hành trang để đến ngõ nhà Phật. Chứ đừng một cái mà chúng ta thụ giáo lý nhà Phật, lòng thành kính chúng ta có nhưng mà để thẩm thấu được giáo lý cao cả của nhà Ngài chỉ cần trong sắc có không, trong không có sắc. Chúng ta đọc đi đọc lại mà không hiểu gì vì không dễ. Cho nên, chúng ta phải đi từ cấp 1 lên cấp 2 phổ thông rồi đại học. Và mỗi một lần vận hành như vậy là chúng ta làm thanh sạch, chúng ta tịnh hóa chúng ta chứ không phải chỉ xin cái ấn Ngài cấp cho chúng con đi lên. Chúng ta là người bình thường xin học đạo để trở thành người có đạo (cõi số 1). Khi có đạo rồi chúng ta kính trọng đi lễ nhà Thánh để chúng ta có thánh đức, thánh hạnh.

Nhưng nên nhớ một điều rằng, tu để ra thánh đức thánh hạnh chứ không phải tu để ra tài ra lộc. Tài lộc có nhưng đó là sau, là cái quả cuối cùng. Vì có thánh đức, thánh hạnh là chúng ta tạo nhân mà cái nhân thiện nhân lành thì đương nhiên chúng ta hái quả ngọt. Cho nên, Đạo Phật, Đạo Trời hay Đạo Tổ đều phải tuân thủ quy luật xuyên suốt bao trùm trong vũ trụ - Đó là nhân và quả. 

Vì lẽ của tạo hóa nhất nguyên, chúng ta không thể tách rời ra được. Ngay từ thế kỉ 19 người ta đã tổng kết, sử dụng khái niệm này để chỉ con đường đi đến của con người từ lúc sinh ra đến lúc chúng ta phương trưởng, hoa thơm quả ngọt và từ hoa thơm quả ngọt lại buông hết để trở thành người giải thoát, thoát khỏi luân hồi. Đó là một chu trình mang tính tất yếu.

Chính vì vậy, tất cả các canh hầu, các khóa lễ ngồi đồng bao giờ thầy pháp cũng phải thỉnh Phật. Phật là nơi chúng ta phải đến đến để không còn sinh tử luân hồi, còn cõi trời thì mới là hưởng phúc lạc. Còn làm người tử tế có thánh đức, thánh hạnh thì con lạy Mẫu kiếp này con được làm người, kiếp sau con cũng lại được làm người chứ con không thành ngạ quỷ, hoặc xuống địa ngục. Vậy nên, càng ngẫm thì càng thấy tổ tiên chúng ta vi tế quá. Hệ thống thờ phượng ấy gắn kết Đạo Phật - Đạo Trời - Đạo Tổ nhất nguyên.