2022-07-08 00:00:00.0

CÓ NÊN CHĂNG CHỈ XEM ĐẠO MẪU LÀ MỘT TÍN NGƯỠNG TÂM LINH?

Đạo Mẫu không có giáo lý, giáo lề, giáo hội. Nhưng khi đi trên con đường của Mẫu thì luôn nhắc chính bản thân mình rằng, dù chúng ta là ai - một thanh đồng, đạo quan, thổ nhang, pháp sư, người có khả năng đặc biệt hay là một thần dân kính trọng… chúng ta đều phải học.

Đạo Mẫu đúng nhất là một tín ngưỡng, là một phương pháp, một nghi thức. Nó giống như Đức Phật phải chế ra đến tám vạn 4000 pháp môn để giúp cho chúng ta làm người, để cho cái tâm bớt vọng động, để chúng ta tu dưỡng rèn luyện cái tâm thanh tịnh.

Đạo Mẫu nên gọi là tín ngưỡng

Vì sao? Bởi Đạo Mẫu không có giáo lý, giáo lề, giáo hội. Nhưng khi đi trên con đường của Mẫu thì luôn nhắc chính bản thân mình rằng, dù chúng ta là ai - một thanh đồng, đạo quan, thổ nhang, pháp sư, người có khả năng đặc biệt hay là một thần dân kính trọng… chúng ta đều phải học.

Trong một phương pháp có vô tận pháp nhỏ. Duyên sinh thì pháp mới hiện, tâm còn động thì còn rất nhiều phương pháp. Bao giờ tâm của chúng ta thanh tịnh thì chúng ta sẽ đốn hết các pháp. Có nghĩa chi kiến Phật của chúng ta hiển lộ có nghĩa chúng ta đã đưa tâm về cái gốc uyên nguyên của nó. Đó là phật tính, chi kiến Phật đã giác ngộ.

Còn Đạo Mẫu, tạ ơn Mẹ Thiên Nhiên, Đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế đã ban cho chúng con một phương pháp. Vậy phương pháp đó đúng nhất phải gọi là tín ngưỡng thờ cúng Đạo Mẫu 4 Phủ. Trong tín ngưỡng ấy cũng có rất nhiều quy định mà thể hiện ra “làm lính có công, làm đồng có phép” - Không thể gọi nó là giới luật nhưng nó có quy định. Người trước truyền người sau để tín ngưỡng thờ Mẫu tồn tại 500 năm nay.

Giá trị của Đạo Mẫu là quà tặng của vũ trụ, tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ là một phương pháp trong vô tận pháp của vũ trụ để dạy chúng ta làm người. Mà quan trọng là, làm người hòa vào thiên nhiên để sống đúng định luật của càn khôn và quy luật của trời đất.

Đạo Mẫu đúng từ nhất nên gọi là tín ngưỡng.

Đạo Mẫu là một tín ngưỡng tâm linh. Nguồn ảnh: Nguoiduatin.

Khi chúng ta làm lễ, vấn hầu bắt buộc phải có thầy. Mặc dù, người đi lễ phải có tâm, phúc đức nhưng thầy là đệ tử lớn của Mẫu. Họ có sắc ấn, dấu lệnh trong tay, có nhiệm vụ trợ duyên cho chúng ta chứ không phải đến là bố thí, ban phước ban tài. Tại sao? Vì họ được các Ngài tuyển làm học trò, có bổn phận phụng sự đất nước, phải cống hiến cho bách gia, phải hướng dẫn cho người ta con nhang đệ tử hoặc giúp cho người đi lễ có giây phút tắm mình vào những nguồn năng lượng thiêng mang tính bản địa của Việt Nam. Đây là một ý nghĩa vô vàn cao cả. Lạy trời, đi lễ Mẫu không phải để bàn tài ban lộc.

Ai phải ngồi đồng? Ai đội bát nhang? Ai phải tiễn căn… Đây là những câu hỏi mà chúng ta thả nổi. Chúng ta không có nền tảng gì để quy định người này phải ngồi đồng. Cộng với khoa học phát triển như vũ bão nhưng chúng ta không thể chế ra cái máy để cái cấu trúc năng lượng sinh học của con người đó. Có nghĩa, chúng ta chưa có phương tiện để đo, vì thế nên phải phụ thuộc vào thầy thôi. 

Thầy phán như thế nào là chúng ta phải làm theo như vậy. Và rất ít người dám hỏi thầy một câu: Con xin thưa thầy! Thầy giải thích cho con tại sao con được ngồi đồng, ngồi bát nhang? Ý nghĩa của nó giá trị đích thực của nó ở chỗ nào? Gần như chúng ta không làm. Nếu có hỏi, thầy cũng chỉ nói anh căn cao số lạ, anh đang bị cơ thì mời anh phải chọn phương pháp này, thủ tục này, công việc này.

Các thầy nói không sai. Nhưng chúng ta vẫn cảm thấy chưa yên trong tâm, chưa thỏa đáng. Nếu đưa chúng ta về cái gốc của vấn đề thì có lẽ cái đức tin của chúng ta sẽ vững vàng hơn, chọn phương pháp sẽ đúng hơn, đi lễ tâm an dạ yên hơn. Vì vậy, hiện nay Đạo Mẫu - tín ngưỡng báu vật cao quý này chúng ta còn thiếu về mặt lý luận. Và hơn 500 năm nay, thì lạy trời chúng ta thả nổi. Tùy duyên là tùy vào trí tuệ của từng người. Người bảo nó là chính là tà, người bảo nên người bảo không nên.

Khi chúng ta chọn một phương pháp mà tâm chúng ta bất an hoặc còn nghi ngờ thì tính hiệu quả sự màu nhiệm sẽ không cao.

Cách xây dựng những nghi thức tâm linh trong Đạo Mẫu

Hầu hết các đạo thì có chủ giáo là người dân tộc. Thiên Chúa thì có Giêsu… Nhưng Đạo Mẫu thì không có chủ giáo? Vậy căn cứ vào đâu để Đạo Mẫu xây dựng những nghi thức tâm linh như chúng ta đã chứng kiến?

Đạo Mẫu không có chủ giáo.

Mẹ Thiên Nhiên, các vị trên trời biết rằng bách họ tộc Việt, người Việt cổ đã xây dựng được một nền văn hóa mang tính toàn dân. Cho nên, Mẹ là mẹ các tất thảy chúng ta. Mẫu là thầy của tất thảy chúng ta chứ không của riêng ai.

Khi Ngài có sứ mệnh giáng sinh xuống Việt Nam, ba lần giáng thế. Mỗi một lần Ngài lại dạy, lại trao bao nhiêu phương pháp làm người và những con người có sứ mệnh đón nhận tất cả những phương pháp ấy để tạo ra một hệ thống điện thờ, một cái nghi thức tín ngưỡng hầu Mẫu mang tính toàn dân. Nói như nhà Phật: Ông Trời thật công bằng, quy luật của vũ trụ cũng công bằng. Cho nên mỗi một năm, một triều đại lại bồi đắp thêm để cho nghi thức thờ Đạo Mẫu giống như một xã hội thu nhỏ, một gia đình đầm ấm ở Việt Nam.

Thứ hai, tu là phải học. Ngài chỉ cho chúng một cái khung, một cái đại cương, còn đạo lý của thiên nhiên, văn hóa văn hiến của Việt Nam đều lấy đạo lý làm khuôn vàng thước ngọc. Các cụ tổ đã bồi đắp, chắt lọc tinh hoa để kiến tạo ra một hệ thống điện thờ cho chúng ta dễ cảm nhận được. Các cụ lại dạy chúng ta một hệ thống các chư vị thần thánh là Tam Phủ, Tứ Phủ.

Tam Phủ, Tam giáo đồng nguyên, Thiên - Địa - Nhân đồng nhất lý. Chúng ta tưởng đó là phương pháp của nhà Thánh, của thần tiên. Tại sao nó lại hiện hữu ở Trái Đất này, mà chúng ta lại tách con người ra khỏi những quy luật tốt đẹp ấy thì thật là xơ mơ. Thế cho nên, một sự diệu kỳ đã diễn ra. 

Các nghi thức tín ngưỡng Đạo Mẫu và một khóa hầu đồng, cứ mỗi một lớp lang lại bồi đắp vào, lại hoàn chỉnh lên. Chỉ tiếc rằng thanh đồng đạo quan, các vị pháp sư và chúng ta là con dân nước Việt, nhiều khi chúng ta chỉ đứng ở một hệ quy chiếu, một góc, một tầm nhìn, một điểm rơi tự do cho nên không nhìn thấy được đường tròn cao quý. Nó thành ra nghiêng lệch.


***Bài viết được trích dẫn từ chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh.