2022-07-05 00:00:00.0

CÓ MÂU THUẪN KHÔNG KHI ĐẠO MẪU LẠI THỜ NHIỀU NAM THẦN?

"Một người phụ nữ, một người nam giới nếu làm người ở thế gian, có thánh đức, có thánh hạnh thì khi chúng ta trở về với Mẹ Thiên Nhiên chiều theo luật nhân quả. Tôi tin là nam hay nữ chúng ta đều được về những cảnh giới rất trong sáng, rất tốt đẹp. Vì vậy, chúng ta không nên băn khoăn Đạo Mẫu là nữ thần tại sao quân quyền của nhà Ngài lại có những bậc nam nhân."

Đạo Mẫu nhưng lại tôn thờ nhiều nam thần, liệu đây có phải là sự mâu thuẫn? Cùng lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh - Người sáng lập CLB Thức Thiện Tâm về quan điểm này!

Trong hệ thống tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu, có rất nhiều các vị nhân thần, các vị Thánh là nam giới. Tại sao? Vì cái này nó hợp với cái thực tiễn của cõi Ta Bà. Nó giống như một gia đình thu nhỏ. Nếu có nếp ắt phải có tẻ, có trai phải có gái có gái ắt có trai. Tín ngưỡng và việc thực hành Đạo Mẫu nếu như các cụ đã đi xem một vấn hầu thì thấy nó là một xã hội thu nhỏ, một gia đình thu nhỏ. Vậy thì trong xã hội ấy, gia đình ấy có nữ phải có nam, có âm ắt có dương. Nó không thể thiếu được.

Còn các vị có sắc phong, như Ngũ Vị Tam Quan như Tứ Phủ Quan Hoàng, Tứ Phủ Thánh Cậu đại diện cho giới mày râu. Thì chúng ta thấy, tín ngưỡng tâm linh nói mộc mạc như tổ tiên chúng ta là trần sao âm vậy. Vậy thì lên 1 chiếu lễ không thể toàn nữ thần mà sẽ có nam thần. Đấy là đặc thù của cõi Ta Bà. Đấy là Nhị Nguyên.  Âm dương là hai mặt của một vấn đề, cho nên trong hàng Tứ Phủ, trong các khóa hầu đồng, chúng ta thấy xuất hiện các vị thánh nhân là nam. Nó rất hợp với thực cảnh của Trái Đất chúng ta, mà đức Phật gọi đó là cõi Ta Bà.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ: “Một người phụ nữ, một người nam giới nếu làm người ở thế gian, có thánh đức, có thánh hạnh thì khi chúng ta trở về với Mẹ Thiên Nhiên chiều theo luật nhân quả. Tôi tin là nam hay nữ chúng ta đều được về những cảnh giới rất trong sáng, rất tốt đẹp. Vì vậy, chúng ta không nên băn khoăn Đạo Mẫu là nữ thần tại sao quân quyền của nhà Ngài lại có những bậc nam nhân.

Chúng ta không nên băn khoăn khi Đạo Mẫu lại thờ nam thần - Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ.

Một việc nữa là trong điện thờ của hệ thống Đạo Mẫu bao giờ cũng có một cung thờ Đức Vua Cha. Đây là một ngôi điện đại diện cho 33 cõi trời, từ dục giới có sắc giới, vô sắc giới. Và nơi ấy chúng ta gọi là Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Nó là tâm điểm của 108 vì tinh tú trong dải Thiên Hà này. Việc này liên quan đến mối quan hệ vũ trụ. Song, điện thờ là một cung rất trang nghiêm nhưng không ai được phép hầu Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Họ chỉ bằng ca từ, cung nghênh đón rước Ngài là siêu vật chất là năng lượng giáng về bến thuyền ấy, cảnh đạo ấy để chứng pháp đàn chứng quả lễ chứ ko ai nhập đồng Đức Vua Cha Ngọc Hoàng.

Những thanh đồng, đạo quan nào mà dám xưng “ta là Vua Cha Ngọc Hoàng Đại Đế” đấy là một sự phạm thượng, là thượng uẩn, một sự ảo giác. Làm lính phải có công, làm đồng phải có phép. “Chúng ta là những thợ bắc cầu để nối giữa con người với thiên nhiên thì theo tôi có rất nhiều người vị không hiểu được cái lý lẽ của trời đất mà chúng ta xưng ngôi xưng thứ hơi bị tùy tiện. Và nói như nhà Phật: như vậy có lẽ chúng ta phạm giới luật về ngôn khẩu.” - Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh bày tỏ quan điểm.

Chúng ta kế thừa tín ngưỡng Đạo Mẫu mới có câu làm lính phải có công làm đồng phải có phép. Nó không gọi là giới luật nhưng nó có những quy ước, luật định. Vì vậy, nếu như ai đó được làm thanh đồng, làm đạo quan, tôi trân quý các vị. Các vị được các Ngài, được Mẫu tuyển chọn làm học trò, làm đệ tử lớn. Nhưng khi đó thì sự học không ngừng nghỉ, học đến khi chúng ta trở về với Mẹ Thiên Nhiên mới thôi.

Lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh về vấn đề “Tại sao Đạo Mẫu lại thời nhiều nam thần?” tại video: https://www.youtube.com/watch?v=Jv-EWDbRZXY