2022-09-19 00:00:00.0

ĐẠO MẪU CÓ GIÚP CÂN BẰNG ÂM - DƯƠNG?

Cân bằng âm – dương được Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh nhắc nhiều trong các kỳ sinh hoạt về chủ đề Đạo Mẫu. Vậy thì Đạo Mẫu có giúp chúng ta cân bằng âm – dương không hay chúng ta phải tu hành, tu tập theo Phật Đạo? Kính mời Quý hội viên và độc giả lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh!

Trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ về chủ đề Đạo Mẫu, Nhà văn hóa Phan Oanh có đề cập đến khái niệm “ngũ uẩn giai không” trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa và được hội viên là anh Trần Văn Minh đề cập trong phần hỏi - đáp hội viên. Để giải thích cho việc sử dụng “ngũ uẩn giai không” trong buổi sinh hoạt cũng như giải thích câu hỏi liệu Đạo Mẫu có giúp cân bằng âm - dương hay không, Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh đã trả lời rất cặn kẽ như sau:

Việc thứ nhất, cuộc sinh hoạt của chúng ta không phải là một cuộc học pháp. Cái việc này chúng ta phải để dành cho các bậc đạo sư cao quý. Xong, tại sao tôi dùng chữ “ngũ uẩn”? Vì tôi rất muốn Đạo Phật, Đạo Trời, Đạo Tổ nhất nguyên và câu lạc bộ này tôi chỉ mong muốn chúng ta đương làm một cái công việc giúp cho con người tỉnh được tâm ra và hiểu được rằng, con người là sản phẩm của thiên nhiên. Mặc dầu ai học chuyên biệt từ cao đẳng đến đại học đều được dạy điều này. Xong, cái mối quan hệ gia đình ai cũng biết, mối quan hệ xã hội ai cũng hay, còn riêng mối quan hệ con người với thiên nhiên dạy đấy, nộp bài đấy, làm mấy chục năm đấy nhưng chúng vẫn tách chúng ta ra khỏi vũ trụ lúc nào không biết. Cho nên, khi học tôi có tổng kết điều này bằng 4 câu thơ: 

Càn khôn hai tiếng mẹ cha.
Thế gian chìm đắm thật xa thật gần.
Gần người là kẻ có nhân.
Xa người là kẻ bụi trần vây quanh.

Vậy, tôi rất cám ơn bạn! Chúng ta đương bàn luận về Đạo Mẫu, tôi đương muốn hầu chuyện các cụ, các ông, các bà, các bác, các anh, các chị để cho mọi người nhìn về Đạo Mẫu cho tròn trịa hơn. Nó cũng là một pháp và nó cũng được đặt trong nội dung của chữ đạo.

Ngũ uẩn giai không trong Phật Giáo được Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ trong buổi sinh hoạt về Đạo Mẫu với mong muốn Đạo Phật, Đạo Trời, Đạo Tổ nhất nguyên. Nguồn ảnh: Internet.

Việc thứ hai, tôi rất muốn cho các cụ, các ông, các bà xây dựng niềm tin mình là sản phẩm của thiên nhiên, hãy tin một cái căn cốt này vô vàn quan trọng trước đã.

Việc thứ ba là nhờ có lòng tin, mình quay lại mình, nhìn mình xem trên con đường đạo mình đang đứng ở chỗ nào. Bởi tôi tin rằng, tất cả mọi người ngồi đây chúng ta đều là sản phẩm của thiên nhiên, chúng ta đều được học hành, chúng ta đều đọc không biết bao nhiêu các quyển sách của thánh hiền và tôi luôn nói mỗi cuốn sách của thánh hiền là một bậc thầy. Vậy chúng ta xuống đây để làm gì? Để học. Nhưng hãy học từ lớp 1 đến lớp 5, chưa có một cái bằng tốt nghiệp cấp 1 đừng lên cấp 2 vội mà loạn thần loạn trí mà ngả nghiêng. Đạo Trời là từ cấp 2, cấp 3, tôi xin thưa chúng ta cứ tin chúng ta hãy làm đúng tất cả những cái gì gọi là đạo lý, là tử tế, là quy luật khách quan đang chi phối vào vạn vật, trong đó có con người, thì hành tinh chúng ta sống với nhau tử tế lắm.

Cám ơn Đạo Mẫu, các bậc hành giả, cám ơn ông trời, các vị thiên thần, thậm chí chúng ta còn phải cám ơn cả họ hàng nhà quỷ, quyến thuộc nhà ma ra oai làm phép để chúng ta thấy là: “Ô, trong thiên nhiên có cả ông Thần Thiện và có cả ông Thần Ác”. Và nếu nhìn tổng cờ thì ông Thiện là ông đi thưởng và ông Ác là ông đi phạt, họ có chỗ đứng của họ. Đừng nghĩ họ là ma quỷ mà họ không có vị thế trong cái cõi hư vô này. Có, họ có, thấp bé thì chúng ta gọi là sứ giả, sứ giả là thần chết, những vị Thiện Thần phù trợ cho chúng tao là các bậc hành giả, khi chúng ta mắc cạn họ hiện hữu ban cho chúng ta nghị lực, nội lực, họ không làm hộ, không được phép nhầm cái này, không thể có một ông thiện thần ông ấy nâng tôi lên để tôi vượt qua cái sình lầy này mà cái ông Thiện Thần ấy ông ấy sẽ làm cho mình không cho thể chết được, phải sống, hãy sống, dùng nội lực của mình bật lên để qua cái sình lầy này. Đây là nội lực, là đạo lực.

Còn các bậc thầy là các bậc tôn giả dẫn dắt chúng ta đi và tại sao vẫn phải có các bậc thầy dẫn dắt chúng ta đi bởi vì trên đường đạo tôi xin thưa còn rất nhiều ngã rẽ và mỗi ngã rẽ ấy nó đều rất nhiều lực hấp dẫn và đến ngã 3, ngã 5, ngã 7 ấy tất cả những cái lực hấp dẫn kia khi chúng ta chưa rũ được bụi trần thì lập tức một sát na lại hiện hữu. Nó lại làm cho cái mầm tham, mầm sân, mầm si của chúng ta vụt lên vô vàn nhanh chóng. Thế là bao năm quyết chí tu hành, một lần thất đức công trình bỏ đi. Tạo hóa có nhiều phép thử, cuối cùng, cái quan trọng nhất, nhờ đức tin mà giúp cho chúng ta quay đầu là bờ, quay vào nhìn chúng ta này.

Vậy theo tôi, tôi vẫn cứ tri ân và cám ơn Đạo Mẫu, còn để đạt được đến buông cả “ngũ uẩn” thành “giai không” để mà hiểu được câu “còn tâm là còn nguồn ác, còn thân là còn rừng tội” thì có lẽ chúng ta còn phải nhiều công phu lắm.

Đạo Mẫu là một pháp và cũng được đặt trong nội dung chữ "Đạo". Nguồn ảnh: Internet

Tôi xin thưa, một chút kiến thức, một cái bằng tiến sĩ Phật học đã ngỡ mình là Phật. Thưa sai! Đạo Phật là đạo thực hành. Cho nên ai có giàu kiến thức, kinh pho đã đọc vạn quyển thì đấy mới chỉ là văn Kinh Bát Nhã và cũng ngồi chờ để xuống thuyền. Và trên con thuyền ấy có bao nhiêu người tôi không biết nhưng người giàu kiến thức, người có duyên lành kiếp trước, người có thượng căn chắc chắn phải làm thuyền trưởng. Còn những người hạ căn, những người trung căn, thậm chí cả tiện căn như lúc Phật sinh thời, họ chỉ đi lau sàn tàu thôi. Lau bằng tâm huyết, lau bằng sự giác ngộ, lau bằng sự cống hiến, lau bằng sự cộng sự, lau bằng sự hiến dâng thì khi tàu sang bờ bên kia họ đắc đạo. Còn người thuyền trưởng dương dương tự đắc, mọi người thấy tôi lái có giỏi không, mọi người thấy tôi có tài năng không, thì sang bên kia các bậc tôn giả bảo “con quay về lái vài chuyến nữa”.

Tôi xin thưa, kiến thức không được phép nhầm lẫn là văn hóa mà giàu kiến thức thật quý, trân quý, vô cùng cao quý nhưng phải mang nhập vào thế sự. Từ nấu nồi cơm, từ nấu bát canh, nếu mẹ thích rau luộc mà mình nấu canh đấy là bất hiếu. Chưa thuộc bài cho nên bao giờ nó thẩm thấu, nó nhuần nhuyễn để luôn luôn vì mọi người, vì mọi người mà quên được cái tôi thì chúng ta đã đến cửa nhà Phật và thế nào chúng ta tâm huyết cũng sẽ được làm học trò xuất sắc của Phật. Đi tu chúng ta còn cho tâm cao hay tâm thấp, tâm thắng hay tâm thua, tâm hơn hay tâm thiệt tuy rất quý nhưng đấy chưa phải là cái đích cuối cùng.

Cho nên Câu lạc bộ Thức Thiện Tâm khi chúng tôi hình thành bàn đi soát lại và đi đến thống nhất với nhau, chúng ta chỉ nên làm công đoạn đầu, công đoạn một. Những người học Phật, những người sẽ có hạnh bồ tát thì nó giống như bó đũa chọn cột cờ. Tôi tin họ sẽ là những người lính tiên phong, mang những hào quang của Phật tỏa sáng để phổ độ chúng sinh, để dẫn dắt chúng ta đương đi trong mê lạc. Còn chúng ta dừng chân lại ở đây, chúng ta hãy nhắc nhau, bảo nhau và cái quan trọng là khuyên nhau dừng một nhịp nhìn vào mình để làm sao cái hạt thiện lương trong mình được nảy nở, ra hoa, kết trái. Đạo Phật dạy nhân quả thì nhân quả cũng chỉ là phương pháp thôi, pháp tu thôi, chứ cảnh giới ấy không có thiện chẳng có ác. Mong rằng nhiều nhiều kiếp sau chúng ta sẽ được đích thị là các bậc Bồ Tát để chúng ta hành đạo ở thế gian này, niết bàn ngay tại tâm ta và niết bàn ngay khi chúng ta sống chứ không phải lúc chết mới về niết bàn. Xin chân thành cảm ơn!

Theo Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh