CÁCH KẾT NỐI TÌNH HUYNH ĐỆ KHI CÁCH BIỆT ÂM - DƯƠNG

Nếu như vật đổi sao dời, cùng tuổi tác già nua, chúng ta sẽ phải chết. Vậy thì nếu như một người đi trước một người ở lại thì có cách nào để dù cách biệt 2 cõi âm – dương, tình huynh đệ vẫn được kết nối với nhau? Kính mời Quý hội viên và độc giả lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh qua bài viết sau!

Tôi xin thưa tất cả các Quý vị! Câu hỏi đặt ra nó đã đến, sắp đến hoặc chưa đến. Rồi nội dung được hỏi nó sẽ đến thôi, cho nên muốn trả lời câu hỏi này, tôi muốn phân ra 2 mảng:

1. Chúng ta phải kiến tạo, khổ luyện vun đắp ngay từ khi chúng ta còn sống.

Đành rằng không phải chỉ chuyện chồng với vợ, mà huynh đệ nhà nào cũng có chuyện để nói. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Trong vòng tròn khổng lồ ấy, biết bao nhiêu những kỷ niệm đẹp về tình anh em, nhưng cũng có biết bao nhiêu trăn trở, thậm chí có cả những sự đổ vỡ, vậy thì cuộc đời là thế, sự sống là vậy.

Tôi chỉ biết mong mọi người hãy học đạo để mỗi khi có những chuyện buồn, chuyện bất an, chuyện không công bằng, chúng ta đủ nội lực để nâng cái tâm của ta lên các tầm cao mới theo tinh thần của Phật pháp. Chúng ta sẽ vượt qua được thanh nhẹ. Để anh vẫn là anh, em vẫn là em, vẫn đầm ấm trong 1 ngôi nhà mặc dầu ta sinh ra trong một cái nôi, một gia đình và khi trưởng thành, muốn hay không muốn chúng ta phải tách ra, rất nhiều nét độc lập.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh và nhà báo Hoàng Anh Sướng.

Song, nói như người cổ của Việt Nam “rế rách cũng đỡ nóng tay”. Và những lúc nóng nhất thì người ta mong có anh em bên cạnh để cùng sẻ chia, gánh vác, lo toan. Thế nên, tôi rất mong các cụ, các bác, các ông, bà, các anh chị hãy khai mở đức hạnh từ bi để chúng ta nuôi dưỡng nguồn năng huynh đệ yêu thương thường ngày.

Khi chết, chúng ta vẫn có thể dâng 1 nén hương, dâng một cơi quà, không phải để mời người quá cố, mà chúng ta có thể nói: "Em là em của anh, em là em của chị. Ngày hôm nay nhật kỵ, em về xin chắp tay, để trân trọng những gì những gì anh em mình dành cho nhau. Để ngôi nhà này giữ được nề nếp gia phong, giữ được tình yêu thương. Dù ở gần hay ở xa, những người ở xa có khi chỉ gặp nhau 3-4-5 lần nhưng trong trái tim của mọi người đều có chỗ đứng cho nhau."

Theo tôi, đó là những cảm xúc, những niềm tự hào và còn là gương sáng cho con cháu chúng ta học tập. Vậy âm dương giống như một đồng tiền 2 mặt, đã nên huynh nên đệ thì nên để kỷ niệm đẹp cho nhau.

2. Nếu một người ở dương và một người ở âm, như thế là quá đủ, rất đủ, và máu chảy đến đâu ruồi bâu đến đấy. Đến thế hệ con cháu, làm việc gì cho nhau thì chúng ta cũng xin hết lòng để một kiếp làm người chúng ta sống có ý nghĩa cho gia đình và xã hội.

Theo Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh