CHỮ HIẾU TRONG PHẬT GIÁO VÀ NHO GIÁO CÓ KHÁC NHAU?

Từ xưa đến nay, tổ tiên chúng ta luôn đề cao chữ hiếu, không chỉ trong Phật giáo mà còn trong Nho giáo. Vậy chữ Hiếu trong Phật giáo và Nho giáo có gì giống và khác nhau? Xin kính mời Quý hội viên cùng đón đọc những chia sẻ sau đây của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh.

Xin thưa tất cả các quý hội viên, chữ “Hiếu” trong Phật giáo và Nho giáo đều giống nhau. Bởi nó đều là các hệ quy chiếu, để khi chúng ta nhìn vào những tâm điểm hay chi tiết hơn là các tiêu chuẩn và chân lý thì chúng ta tự giác phải tu, phải tập để nuôi dưỡng chữ Hiếu và để ứng xử có Hạnh. 

Tuy nhiên, tầm nhìn của mỗi người là khác nhau, các bậc đại giác ở những giai tầng, cấp độ khác nhau sẽ giúp cho chúng ta có tầm nhìn khác nhau. Ví dụ: Ai cũng có chữ Tâm, nhưng nếu chúng ta không hiểu được nó thì đến 80 tuổi, chữ Tâm ấy vẫn giữ nguyên phiên bản ban đầu. Còn khi chúng ta càng hiểu được chữ Tâm thì cứ 10 năm sẽ được nâng lên một tầm và trải qua một kiếp, hai kiếp thì chúng ta sẽ đi đến được cổng của nhà Phật, đến được bến bờ giác ngộ. Vì vậy, xin thưa Quý hội viên, theo Thông Thiên học thế giới, người ta chia ra làm bảy cung bậc: Một là cái nhìn phàm nhân, thế gian pháp. Hai là cái nhìn ở cảnh chung giới. Ba là đạo trời. Bốn là bồ đề ạ. Năm là Niết bàn. Sáu là đại Niết bàn và bảy là tối đại Niết bàn. 

Chính vì thế, tôi thường nói với mọi người rằng “tôi mời tất cả chúng ta bước vào đường đạo để lấy đạo tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Còn nếu chúng ta xa rời chữ đạo thì những ham muốn trong con người sẽ có cơ hội để nảy nở và tầm nhìn của chúng ta luôn luôn soi đến chữ: được, mất, thắng, thua, phải, trái, đúng, sai, hơn, thiệt. Và dẫn đến bị quẩn trong đường sinh tử, sẽ rất đau. Còn nếu chúng ta nâng tầm lên thì sẽ có cái nhìn của các bậc thánh giả,  các bậc chân Tiên thì tình yêu thương của chúng ta sẽ được khai mở theo đường tu, đó cũng chính là chữ hiếu và con đường trung đạo ấy từ cổ xưa đến nay các cụ gọi nó là tiêu chuẩn chân lý và chân lý chỉ có một bất biến và nhất thể. 

Vậy mong Quý hội viên hãy rèn luyện chữ hiếu và ứng xử có hạnh, bởi không phải tự nhiên từ xa xưa đến nay, trong Nho giáo hay Phật giáo đều nhắc đến chữ hiếu, mà nó chính là chân lý sống của chúng ta, đời đời con cháu có đạo và gia đình hạnh phúc. Tôi xin cảm ơn. 

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh!