HỘI VIÊN PHẠM THỊ HIỀN: TU NHÂN TÍCH ĐỨC, DẠY CON LÀM VIỆC THIỆN

Dù đã lớn tuổi nhưng cô Phạm Thị Hiền là một trong những thành viên rất tích cực của CLB Thức Thiện Tâm. Trong buổi sinh hoạt lần thứ 23 với chủ đề “Bổn Phận Làm Cha Mẹ”, CLB chúng ta đã có cơ hội lắng nghe những chia sẻ của cô, từ lúc bén duyên với bến đạo đến sự thay đổi của bản thân và gia đình. Kính mời Quý hội viên và độc giả lắng nghe chia sẻ của cô Hiền về quá trình thức đạo của mình!

Kính thưa bác Phan Oanh – Nhà Văn hoá Tâm Linh! Kính thưa các Quý vị đại biểu! Kính thưa các ông, các bà, các anh, các chị, các em và các cháu! Tôi là Phạm Thị Hiền năm nay 83 tuổi. Tôi là hội viên của CLB Thức Thiện Tâm. Hôm nay tôi rất là vinh dự và vô cùng sung sướng được bác Phan Oanh và ban tổ chức cho lên đây để chia sẻ một số vấn đề nhỏ, trong đó có ba việc:

  • Thứ nhất, tại sao tôi có thể đến được Bến Đạo của bác Phan Oanh?
  • Thứ hai, sau khi tôi bị lâm bệnh thì tôi đã được bác Phan Oanh chỉ giáo cho.
  • Thứ ba, việc xây dựng gia đình, một gia đình nhỏ bé hạnh phúc.

Vì sao tôi đến được Bến Đạo của bác Phan Oanh?

Tôi ở Hà Tĩnh, gia đình chồng rất là nghèo. Tôi sinh được bốn cháu trai nhưng ngày tôi còn công tác ở Hà Tĩnh thì em gái chồng và cháu trai đã bị tai nạn chiến tranh, bị bom Mỹ bỏ trúng hầm. Hiện nay tôi còn ba cháu, một cháu sinh năm 1963, một cháu sinh năm 1967 và một cháu sinh năm 1970 đều có gia đình, có vợ có con.

Tôi dọn về Nghĩa Đô ở thì tôi nghĩ rằng tôi đã nhà thì bị tai nạn chiến tranh, ra đây ở là 5 lần chuyển nhà. Khi về Nghĩa Đô là tôi ở lần thứ năm, thì tôi được cô Hảo, cô Hảo biết bác Lam, bác Lam biết bác Oanh từ năm 1990. Cô Hảo là bạn của em chồng tôi nên tôi có tâm sự về vấn đề là hoàn cảnh của chị như thế này thì chị không biết phải làm sao? Chị muốn làm sao có được tâm sự thì cô Hảo chỉ cho tôi là: em sẽ đưa chị lên nhà bác Phan Oanh ở làng Xuân Đỉnh, chị lên để xem và xin thử bác ra làm sao?

Cô Phạm Thị Hiền (bên trái) chia sẻ câu chuyện của mình trong buổi sinh hoạt CLB Thức Thiện Tâm lần thứ 23.

Lần đầu tiên hai chị em tôi đi, đạp từ Nghĩa Đô lên nhà bác. Đi lần thứ nhất bác đi vắng. Đi lần thứ hai bác lại bị mệt. Khi hai chị em về cô Hảo có nói với tôi: thường thường bác làm việc nhiều thì các Cụ hay để cho bác  những ngày nghỉ ngơi khi lúc bác mệt. Đi lần thứ ba cũng vẫn không được. Hai chị em tôi về, tôi lại nói: hay là các Cụ muốn thử mình xem mình có kiên trì không?

Đến ngày 8/12/1990 tôi lên tôi gặp được bác. Bác cũng chỉ dành cho tôi mấy câu thôi, bác nói rằng là: “Nhà bà sống cao ni nhà bà lên hôm nay vẫn cao dầy không giúp được gì cho bà vì bà đi bà không kính lễ tại gia nên không cho giúp bà. Cửa từ bi không khó tính nhớ lần sau đi xa phải kính lễ tại gia”.

Tôi biết ngay tôi đi là tôi không thắp nhang tại nhà cho nên vẫn chưa cho giúp. Sau 4 ngày, hai chị em tôi lại lên tiếp. Tôi có báo cáo với bác thế này: Thưa bác, gia đình tôi hoàn cảnh như thế, em và con bị tai nạn chiến tranh, gia đình chuyển nhà rất là nhiều, không biết ở chỗ này có hợp hay không? Bác nói rằng là: nhà chị có cậu Hoàng tại gia, cậu trẻ trong nhà chị về chỉ cần lo một cái lễ đơn giản thôi:

  • 1 con ngựa đỏ để cậu đi hầu Thánh, cậu đi làm việc Trời
  • 5 bông hoa ngọc lan
  • 1 đĩa xôi lạc
  • 1 cái bánh mỳ
  • 1 cốc nước chanh.

Những thứ đơn giản ấy nhưng trẻ thích, hợp với cha hay về thăm nhà. Phần đất đai nhà bà ở không có cốt khí.

Những thay đổi trong việc ứng xử hàng ngày sau khi tìm đến bến đạo

Khi bác chỉ cho tôi, tôi về làm lễ ở nhà. Bác có chỉ cho tôi: ông nội thiêng thì chồng bà nên danh giá. Nói để bà biết, biết để chắp tay, biết để cảm tạ. Tôi đã về nhà làm lễ cho con tôi và về quê làm lễ cho ông nội chồng tôi. Bác còn dạy cho tôi những điều sau này là: Ông nội chồng bà thiêng chồng bà nên danh giá vì nhà bà có phúc đức sang năm được thưởng công. Sang tháng 7 năm 1991 chồng tôi được thăng chức.

Tôi từ một con người tính tình nóng tính, bướng. Thực ra, lúc đầu tôi không biết nên chỉ ngày 1 chỉ thắp hương thôi, sau đó ngày rằm tôi thắp hương và tôi sang Chùa Hà, rồi tôi lên bác tôi nghe giảng đạo. Từ việc nghe giảng đạo đó tôi tu nhân tích và tôi sửa chữa được cái tính nóng của tôi là hay về nhà quát tháo con cái. Khi chồng tôi còn sống, chồng tôi và các con cũng nói là: Mẹ con từ ngày lên bác Oanh đến giờ sửa chữa được rất nhiều, thay đổi tính nết”.

Vì bác Oanh chỉ dạy cho tôi nên về tôi cố gắng tu nhân tích đức và tôi dạy các con các cháu phải làm những việc thiện, không làm điều ác. Phải luôn có tính tương thân tương trợ, giúp đỡ cho những người có khó khăn, hoàn cảnh thiếu hơn mình. Mình có nhiều mình giúp nhiều, mình có ít mình giúp ít.

Từ chỗ tôi lên bến Đạo của bác tôi học được, tôi về tôi dậy các con các cháu tôi phải làm như thế. Ngay khi tôi ở tập thể của trường tôi thì thường mẹ con hay đi quét lá về để nấu. Ở phòng hậu cần thì có tre, tranh, nứa. Nếu không dậy con khéo thì con lại đến đấy rút tre, rút nứa, bẻ về để nấu. Tôi bảo các con, mẹ làm cán bộ quản lý cho nên thường cứ thứ hai là trường hay tuyên dương ở dưới cờ. Nếu ai làm tốt thì được tuyên dương, nếu ai làm sai bị phê bình. Mẹ mong các con cùng mẹ đi quét lá khô về chứ tuyệt đối không lấy tre nứa ở phòng hậu cần.

Ngày nay, gia đình tôi nói đến giờ phút này là công thành danh toại. Các con, các cháu được ăn học đến nơi đến chốn, được bà con cô bác khối phố khen thưởng và gia đình tôi năm nào cũng được bằng khen Gia đình văn hoá tiên tiến. Chính là nhờ công ơn của bác vì nhờ tôi lên được bác tôi học Đạo, tôi tu nhân tích đức tôi về tôi dậy các con.

Vượt qua bạo bệnh

Tôi bị K vú (ung thư vú). Năm 2012, các con có giục tôi đi kiểm tra lại nhưng tôi nói để mẹ lên bác Oanh hỏi rồi mẹ tính sau. Khi tôi lên bác, bác bảo chị về chị mổ ngay cho em. Nhà chị có phúc đức, chị không làm sao cả và “đức năng thắng số” chị sẽ vượt qua. Tôi cũng vật lộn với vấn đề này.

28 ngày tôi truyền hoá chất một lần. Tôi bị rụng hết cả tóc. Tổng cộng tôi truyền 4 đợt hoá chất, sau đó tôi xạ trị một tháng. Trong suốt thời gian đó, tôi rất khổ sở, ăn không ăn được. Sau đó tôi vượt được qua và cho đến nay tôi đã được 10 năm tròn.

Theo Hội viên Phạm Thị Hiền