2022-07-17 00:00:00.0

3 DẠNG ĐI HẦU ĐỒNG. AI LÀ NGƯỜI PHẢI ĐI HẦU ĐỒNG?

Một là người ngồi đồng để có sự bình an, hai là những người ngồi đồng khi anh có sứ mệnh là thầy thì anh phải tiếp tục công phu tu tập để khai mở tạm gọi giác quan thứ 6 thì những người này mới có khả năng chỉ định: Người này phải đội bát nhang, người này phải trình đồng, người kia phải lập điện. Và nếu như ai chưa có khả năng ấy mà đã phán xét cho người ta thì tội ấy đọa xuống 9 tầng địa ngục vì mình giả danh làm thầy.

Những người phải trình đồng mở phủ là những người có căn số cao, trong Đạo Mẫu gọi là những người có căn đồng. Khi đủ duyên ra trình đồng mở phủ thì thường những người có căn đồng đó hay có những biểu hiện trạng thái tâm lý giống như một bệnh nhân bị tâm thần. Vậy làm thế nào để phân biệt đâu những người có biểu hiện căn đồng? Trả lời cho câu hỏi này, Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ như sau!

Ngồi đồng thường chia ra, phân ra nhiều chương trình. Trong đó, có 3 dạng chính:

1. Ngồi đồng để tu tâm sáng, khai mở tâm thiện

Một, như chị Hải Vân (một thành viên trong CLB Thức Thiện Tâm) là ngồi đồng để yên bản mệnh. Chị ấy khỏe hơn. Trí tuệ sáng suốt hơn. Đạo làm con có hiếu hơn. Đạo làm vợ tròn hơn. Đạo làm cha mẹ gương sáng hơn. Đạo với đất nước thì chị ấy tự nguyện thực hiện chính sách chế độ. Đạo với trời đất thì chị ấy từ bi với muôn loài. Khi có lòng tin, chị ấy phải tu cái tâm của chị ấy để khai mở được tâm thiện và nhận diện được cái tâm ác và chị phải đẩy được “tâm ác” ra khỏi con người thì đó mới là cách tu đúng.

Hai, như anh Giáp Văn Tùng (cũng là một thành viên trong CLB Thức Thiện Tâm). Khi được làm học trò của nhà Ngài, anh ấy đi làm thầy cúng không theo nghề mà phải theo nghiệp. Nghề là sự phân công lao động xã hội, nghiệp là sự phân công lao động của vũ trụ tôi luôn nói với anh ấy như vậy.

Con làm việc này là con phải hoàn nghiệp. Nghiệp gia tộc họ Giáp có duyên làm thầy, con tiếp tục đi học và hãy nhớ một điều khó nhất ở đời là sống ở dương phải làm việc âm. Vì cuộc đời này nhìn bằng 5 giác quan mà lúc tỏ lúc mờ. Làm việc âm linh căn, linh giác mở phập phù các giác quan chưa mở để chúng ta trở thành một nhà toàn giác như Đức Phật Thích Ca mà chúng ta phán xoen xoét cho người ta dễ dẫn đến sai lạc.

Vì vậy, tôi luôn phải nói với các bạn làm tâm linh rằng, làm việc âm rất dễ bạc phúc. Tôi làm tâm linh tôi phải ghi lòng khắc cốt, ghi xương việc này. Cho nên, khi anh ấy đã là con của Mẫu thì tôi bảo tiếp tục phải rèn luyện để cái tâm sáng, cái tính chân thật và ơn trên khi anh lấy làm đúng theo tôi chỉ dậy thì anh ấy đã có linh giác. Ví dụ, anh đặt chân vào nhà ai anh ấy có thể biết nhà này nặng nghiệp. Đi làm thầy đặt chân vào nhà ai biết nhà này nhẹ nghiệp.

Xem thêm những câu chuyện TRÌNH ĐỒNG tại đây.

2. Dạng ngồi đồng thứ hai là để đi làm thầy

Nhập đồng người ta múa, múa là người ta đương thở chứ không phải người ta đương diễn. Nguồn ảnh: Internet

Và chỉ có những ai có căn cơ sứ mệnh làm thầy thì mới được phán xét người khác phải tiễn căn, phải ngồi đồng, đội bát nhang, phải mở phủ, anh phải thờ phượng tại gia chứ không phải nhìn mặt bắt hình dong thấy người ta có tài chính, thấy người ta có tiền phán cho người ta phải ngồi đồng rồi bảo người ta phải lập điện.

Trong câu chuyện này, khi tôi đi thực hành tâm linh, bề trên có nhắc tôi một câu và hôm nay nó là duyên để cho tôi xin được nói. Các Ngài dạy tôi rằng, bởi vì người ta cũng làm trăm công nghìn việc như mọi người khác nhưng người ta phải dành một phần để lo cho cái cấu trúc, mã số vênh của người ta.

Cho nên các vị phải nhớ tại sao những người ngồi đồng khi người tao vào đồng, nhập đồng người ta múa, múa là người ta đương thở chứ không phải người ta đương diễn. Khi nó cộng hưởng năng lượng thì linh hồn của họ được thăng hoa, được bay lên và họ làm những động tác ấy chính là để toả ra những dư thừa, những mã số vênh để giúp cho người ta cân bằng về mặt âm dương, quay trở về căn lũy thừa 2. Đây là khoa học, chỉ có một điều chúng ta chưa chế ra được những cái máy để theo dõi tất cả những hạt, những dòng năng lượng ấy mà thôi.

3. Những người ngồi đồng nhà phạm tội quá to, phải đi trả nợ

Tôi lấy ví dụ, tổ tiên làm thầy đồng, giữ một bản đền, giữ một ngôi chùa, mang trời ra doạ hoặc lấy của chùa, của đền mang về làm của thì con cháu cũng bị Thánh hành. Nợ âm thì phải trả âm thôi.

Tôi mong tất cả các vị ngồi đây phải tin luật nhân - quả và sự thật theo lẽ của tạo hoá: Mặt Trời là thật, Mặt Trăng là thật và sự thật là thật - chỉ có 3 cái thật thôi còn vạn vật đang biến đổi không ngừng. Hôm nay mình ở hệ quy chiếu này, ngày mai mình dịch chuyển sang hệ quy chiếu kia. Vì vậy mà Đức Phật mới nói, sự chân thật ví như bồ đề tâm. Tâm bồ đề tức là sự thật, hãy nói thật.

Hiện nay có rất nhiều người bụng thì nghĩ một điều nhưng mồm lại nó một kiểu như thế là không nhất nhất, rèn được việc này thưa không dễ.

4. Ai phải ra ngồi đồng?

Tôi quay trở lại, một là người ngồi đồng để có sự bình an, hai là những người ngồi đồng khi anh có sứ mệnh là thầy thì anh phải tiếp tục công phu tu tập để khai mở tạm gọi giác quan thứ 6 thì những người này mới có khả năng chỉ định: Người này phải đội bát nhang, người này phải trình đồng, người kia phải lập điện. Và nếu như ai chưa có khả năng ấy mà đã phán xét cho người ta thì tội ấy đọa xuống 9 tầng địa ngục vì mình giả danh làm thầy.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh

Tôi thường nói với mọi người, Phật chỉ chỉ đường còn dưới cửa Phật có các vị Hộ pháp Thiện thần là những người này đi thi hành án, ngoan là thưởng, hư là phạt. Vậy thì chúng ta có một hệ thống điện thờ Thánh, các vị Thánh đương đóng vai hành giả, chiểu theo nhân quả của vũ trụ ứng chiếu đến nhân quả của từng dòng họ và con người và các Ngài sẽ có sắc lệnh ngoan là thưởng, hư là phạt và còn có thêm một nhiệm nữa nhà này vừa ngoan vừa hư thì ta đến phải thử để xem trí tuệ nó vững vàng đến đâu cho nên muôn thuở cơ số 3 là cơ số của cõi ta bà của Trái Đất này. Khi đã ra đồng thì bắt buộc phải tiếp tục thực tu. Để làm gì? Để làm người chỉ đường cho trăm họ, mà nếu mình chỉ sai là mình phạm tội mà mình chỉ đúng là mình được công được đức. Cho nên không phải ai ra đồng là cũng phải phán xét được.

Thế còn khi những người có khả năng tâm linh thì có những người ra đồng để xem bói, có những ra đồng để tìm mộ, có những người ra đồng để gọi hồn, có những người ra đồng để kêu thay lạy đỡ cho người khác (tức là có duyên đi lễ), có người ra đồng để khai mở được thần nhãn, nhìn thấu thị, có con mắt thứ 3.

Và tất cả những công năng đạo lực ấy, tôi xin thưa với tất cả quý vị có mặt ở đây không hơn chẳng kém các bậc thầy ấy đều đương làm một công việc giống nhau đó là viết đức tin cho trăm họ, chứ không làm thay trăm họ được. Khi người ta có lòng tin thì người ta phải tự điều chỉnh, người ta nên bước nhanh hay nên bước chậm hay nên sang phải hay nên sang trái hay nên dừng lại một nhịp để hỏi đường, giản đơn thế thôi.

Hiện nay chúng ta chưa có loại máy móc nào để đo là người này phải ngồi đồng mà người kia không phải ngồi đồng, mà chúng ta phụ thuộc vào các bậc thầy, thì tôi rất mong ai có duyên lành kiếp trước, ai có sứ mệnh được các Ngài chọn làm học trò, ai có bổn phận được phụ sự trăm họ, được dâng hiến cho trăm họ thì mình phải làm thật chuẩn chỉnh. Tu tâm để mỗi ngày tâm phải tỏa sáng, đức phải đầy và tất cả các bậc thầy phải là cái gương sáng cho trăm họ soi thì công năng đạo lực của các vị sẽ luôn luôn toả sáng và các vị sẽ giàu cả phúc đức, giàu cả công đức.

Bài viết được trích dẫn từ chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trong buổi giao lưu, sinh hoạt CLB Thức Thiện Tâm về chủ đề "Tìm hiểu Đạo Mẫu".