2022-07-15 00:00:00.0

CĂN ĐỒNG LÀ GÌ? BIỂU HIỆN CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ CĂN ĐỒNG

Ngồi đồng hầu bóng là báu vật của Trời, là bảo bối của Trời ban cho chúng ta để thông qua tín ngưỡng này làm cho con người được tắm mình trong những nguồn năng lượng của thiên nhiên.

Ngồi đồng hầu bóng là món quà của vũ trụ tặng cho dân bản xứ Việt Nam. Nó giúp chúng ta giàu thêm đức tin, giúp con người được tắm mình trong những nguồn năng lượng của thiên nhiên.

Ngồi đồng hầu bóng (hay căn đồng) là gì?

Ngồi đồng hầu bóng là một hiện tượng cộng hưởng năng lượng sinh học vũ trụ dành cho những người có cấu trúc cá biệt thông qua phương pháp cộng hưởng năng lượng sinh học ở giai tầng trung giới. Nó giúp cho con người cân bằng lại về mặt âm - dương để mạnh khỏe hơn, trí tuệ hơn, sáng suốt hơn, để lòng tin “chúng ta là sản phẩm của thiên nhiên” cao hơn.

Ai cũng hiểu rằng, con người là sản phẩm của thiên nhiên nhưng nếu chúng ta được trải nghiệm, được chứng kiến ngồi đồng hầu bóng thì chắc chắn lòng tin của chúng ta sẽ giàu hơn. Chúng ta có lòng tin mình là sản phẩm của thiên nhiên để chúng ta thành người tử tế, sống đúng định luật của càn khôn, sống đúng quy luật của trời đất chứ không phải để đi lễ Mẫu để giúp chúng ta hơn người. Mẫu không cho chúng ta giàu hơn. Mẫu cũng không làm chúng ta thỏa mãn tất cả những gì mà người phàm trần mong muốn.

Ngồi đồng hầu bóng là báu vật của Trời, là bảo bối của Trời ban cho chúng ta để thông qua tín ngưỡng này làm cho con người được tắm mình trong những nguồn năng lượng của thiên nhiên.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ về căn đồng và những người phải ngồi đồng.

Biểu hiện của những người có căn cốt?

Đã làm người ai cũng phải có căn cốt. Căn cốt chính là cơ thể kinh lạc của chúng ta, nó chính là hệ thần kinh của chúng ta, nó là linh hồn của ta hay nó là nghiệp lực của ta.

Người xưa diệu kỳ đã dùng ngôn ngữ toán học đó là căn mà. Chỉ tiếc là đến đầu thế kỷ 21 này chúng ta chưa chế ra được những cái máy để đo mã số ấy.

Nếu sinh ra căn lũy thừa 2 thì âm dương cân đối, khí chất điều hoà, người này không phải lễ. Cho nên chúng ta thấy có những người 80 tuổi chưa biết đặt chân đến cửa chùa, họ vẫn mạnh khoẻ, vẫn thăng quan, tiến chức, vẫn giàu sang phú quý. Vì sao? Vì may mắn căn của họ luỹ thừa 2 không có mã số vênh. Dẫu vậy đó chỉ là một phần thôi và nó còn phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác như phúc âm của gia tộc, phúc lành từ kiếp trước.

Còn những người bắt đầu căn lũy thừa 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5,… đến 2.9 thì người ấy phải đội bát nhang. Nó bị vênh, nhưng vênh ở trạng thái nhỏ. Vậy đội bát nhang là gì? Một thủ pháp tâm linh để trả con người về thiên nhiên và thưa với Mẹ Thiên Nhiên rằng con là sản phẩm của người và con có dấu hiệu cá biệt.

Sau cái ngưỡng phải đội bát nhang là phải tiễn căn. Người tiễn căn là người nợ 1 Phủ trong 4 Phủ. Vì trong thiên nhiên, Đạo Mẫu đã chỉ dẫn Thiên Phủ, Nhạc Phủ, Thuỷ Phủ và Địa Phủ. Cho nên, những người cao hơn đội bát nhang là phải tiễn căn hoặc giả nợ Thiên Phủ, Nhạc Phủ, Thuỷ Phủ hoặc Địa Phủ. Tại sao? Vì mình một kiếp nào đó phạm tội. Mình tạo tác ra tội lỗi và các vị hàng nhà Thánh là người đi thi hành án, không làm cho trăm chứng hiểm nghèo. Vậy người ấy phải trả nợ, người ta gọi là tiễn căn.

Những người có căn lũy thừa 4 là phải ngồi đồng. Căn luỹ thừa 4.1, 4.2, 4.3, 4.4,… đến 4.9 là phải ngồi đồng. Không ngồi đồng thì xin thưa “vào nhà đội nón”, rất nhiều người bị tâm thần, rất nhiều người bị bị bệnh, rất nhiều người bị đoản mệnh, rất nhiều người bị khuynh gia bại sản. Cho nên các cụ tổ tiên đã đúc kết một câu “phép nhà Ngài làm cho trăm chứng hiểm nghèo”. Và nếu những ai rơi vào căn lũy thừa 4 thì thông minh nhất nên chọn phương pháp thụ khí, kết nối. Vì đây nó là cấu trúc cơ thể sinh học của mình. 

Những người có căn lũy thừa 5 thì mời ra chùa to đền lớn mà ở, không được ở nhà. Có rất nhiều người phải buông tất cả mọi công việc, phải dẹp tất cả các mối quan hệ để ra ở chùa.

Riêng những người không nặng căn số, không phải làm những nghi thức tín ngưỡng tâm linh nhưng họ vẫn là người trọng đạo, mộ đạo. Những người có người có đạo không phải là người sáng chiêu, chiều mộ, không phải là ngày nào cũng tụng kinh 3 thời. Người có đạo là người có một thói quen ứng xử từ gia đình đến xã hội đến vạn vật đang tồn tại xung quanh chúng ta đúng đạo lý. Có nghĩa không làm khổ mình, không làm khổ người. Giản đơn như vậy thôi.

***Bài viết được trích dẫn từ chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trong buổi sinh hoạt CLB Thức Thiện Tâm, chủ đề “Tìm hiểu về Đạo Mẫu”. Xem ngay chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh tại kênh Youtube chính thức của CLB Thức Thiện Tâm!