Ý NGHĨA LINH THIÊNG KHI ĐI LỄ HỘI ĐẦU NĂM

Người Việt Nam từ bao nhiêu đời nay luôn luôn mang theo và thực hành tín ngưỡng về chuyện cầu an, cầu may đầu năm mới. Vậy ý nghĩa linh thiêng khi chúng ta thực hành việc đi lễ đầu năm đến với các ngôi đền to, chùa lớn là gì? Kính mời Quý hội viên đón đọc những chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh qua bài viết sau.

Văn hoá làng xã của Việt Nam chúng ta luôn luôn biết tri ân, biết nhớ ơn những người anh hùng đã dựng nước và giữ nước. Chiểu theo lý luận của trời đất, thời thế tạo nên anh hùng, anh hùng làm nên lịch sử. Những trang sử vàng dân tộc ấy đã làm cho đất nước Việt Nam cho đến triều đại Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nói đến Việt Nam, người ta đã nghĩ ngay đến người Việt Nam anh hùng. Để hai chữ “anh hùng” tỏa sáng, phải chăng có hồn thiêng của trời, của đất, có hồn thiêng của các nguồn năng lượng vô vàn tích cực của vũ trụ? Hồn thiêng ấy là nguyên khí của quốc gia. Có biết bao nhiêu các bậc anh hùng nghĩa sĩ của mọi vương triều đã làm nên trang sử vàng dân tộc và một sự diệu kỳ các ngài đã trở thành các vị phúc thần cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Trong lễ hội đầu xuân, văn hóa tinh hoa của người Việt Nam, văn hoá làng xã là tinh hoa, là bản chất. Nó là sự đoàn kết để kết nối giữa hồn trời, hồn đất, hồn nước. Lễ hội đã gắn kết quá khứ, hiện tại và tương lai.

Chắc chắc rằng, ai cũng đã từng đi xem hội. Ngoài việc "lễ" còn có việc "hội". “Lễ” là chúng ta dành những thời khắc để các vị chức sắc, để lão ông, lão bà để đội dâng hương chúng ta làm một cái tín ngưỡng tâm linh tri ân, tạ ơn những con người bất tử sống mãi trong lịch sử.

Sau “lễ” là “hội”, những trò chơi dân gian được diễn ra hàm nghĩa của người Việt cổ là muốn gắn kết để tạo ra một sức mạnh thiên thần, đó là sức mạnh của đoàn kết, nói như Bác Hồ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công”.

Thông qua phần “hội” để chúng ta thăm hỏi nhau, để chúng ta chia sẻ với nhau, để đồng hương gặp gỡ, trò chuyện với nhau. Thông qua lễ hội để con người chúng ta chia sẻ niềm vui và có thể mang cả nhân, tài, vật, lực chia sẻ cho những người con cùng quê hương.

Vậy nên, lễ hội của làng xã thật đáng trân quý. Chỉ có một điều là lễ chưa thành lễ, hội chưa ra hội. Lễ thiếu tôn nghiêm, thiếu tỉnh thức. Lễ nặng về về cầu xin. Còn hội thì thông qua những cái quy ước của làng xã người tổ chức lễ hội không để lại những ấn tượng tốt đẹp cho muôn dân. Nhiều khi có những lễ hội người ta tranh nhau cái ấn, hoa lộc. Nếu như không dừng lại một nhịp để chúng ta xem xét việc này, thì lễ hội chỉ là cơ hội để chúng ta nuôi dưỡng mầm tham.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ!