Ý NGHĨA CỦA NGHI LỄ RƯỚC KIỆU TRONG CÁC LỄ HỘI

Bên cạnh nghi thức tế lễ, rước kiệu cũng là một nghi lễ rất quan trọng trong lễ hội. Thường lễ hội có hai lễ rước, một là lễ rước khai mở hội và hai là rước khi khép lại hội. Vậy ý nghĩa của rước kiệu trong lễ hội là gì? Kính mời Quý hội viên đón đọc những chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh qua bài viết sau.

Trong văn hóa nghi thức lễ hội làng xã của Việt Nam, việc đầu tiên là chúng ta nương vào giỗ tổ. Chúng ta phải hiểu, tất cả các vị đức thánh Thành hoàng làng là các bậc phúc thần, là những con người bằng xương bằng thịt, là những con người lịch sử nhưng đã hiến dâng cả thân - tâm - công sức cho công việc dựng nước và giữ nước.

Khi các Ngài hóa tiếng thơm lưu truyền muôn thuở, nhân dân phong vì các cụ có thể dạy ta làm lúa nước, gốm sứ, dạy các nghề thủ công để con người có nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống. Công đức ấy trường tồn. Đấy là tấm lòng của hậu sinh. Đấy là đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn. Đó là đạo hiếu, không thầy đố mày làm nên.

Các vương triều xưa đã thấu hiểu lòng dân đều sắc phong, ngọc phả và rất nhiều nơi ghi lại công đức, dựng giữ nước khi ngoại xâm đến. Các cụ sẽ là những người phất cờ để tập hợp quần chúng bảo vệ giang sơn đất nước này. Công trạng ấy cũng để tiếng thơm lưu truyền muôn thuở. Họ được các vương triều sắc phong tối đạo phúc linh thần cho quốc gia và để cho các làng bản hương khói quanh năm.

Đặc sắc lễ rước kiệu về Đền Hùng | Cổng Thông Tin Điện Tử Phú Thọ

Rước kiệu là nghi thức quan trọng trong các lễ hội. Nguồn ảnh: Internet

Lễ hội có một nội dung vô vàn quan trọng là rước kiệu. Giang sơn của ta, gấm vóc của ta và các vị thần ở đường âm cũng được phân chia địa giới. Mỗi cụ chăm sóc trông nom, phù trợ, hộ chỉ cho làng bản cái nghề để không thất truyền. Vậy khi tổ chức lễ hội, thông thường trong tháng 2 và 3 mùa xuân sau Tết rất nhiều đình tổ chức lễ rước Thánh. Rước Ngài để Ngài đi xem giang sơn đất nước ta, công đức của ta, nghề của ta, đạo lý của ta trao truyền cho các thế hệ sau, cho các con cháu giữ đến đâu. Liệu thế hệ sau có hơn thế hệ trước không. Tre đã già măng lại mọc thành cây tre lại dẻo dai trước nắng trước gió, trước giặc ngoại xâm, trước bao nhiêu phép thử của tạo hóa nhưng hậu sinh con cháu vẫn dệt gấm thêu hoa làm cho cái làng, bản này đẹp hơn. 

Trong rước kiệu có các phù giá là nam thanh nữ tú. Chỉ những ai là những con nhà tử tế, ngoan ngoãn mới được làng quê tuyển vào làm phù giá cho Thánh. Có nghĩa, ông Thánh là báu vật của quốc gia thì tất cả những người đi khăm trực nhà Ngài phải ngoan, phải hiền. Quý vật được rước thì phù giá phải là quý nhân. Như thế mới tương đồng với những nguồn năng lượng mà các Ngài đã để và góp phần cho trang sử Việt Nam tỏa sáng.

Lễ hội cũng thăng trầm theo lịch sử dân tộc ở Việt Nam. Mặc dù đất nước thống nhất từ 1975 nhưng theo tôi, lễ hội bắt đầu được phục dựng từ 1990. Rất may, những năm cuối thế kỉ 20 được phục dựng lại. Nếu chúng ta chỉ cần vượt qua con số 2000 thì tất cả những người tham gia lễ hội lại trở về với thiên nhiên. Cây mới héo thôi nhưng cây đã được tầm tưới lại. Đó là chính sách tôn giáo của dân tộc chúng ta rất quý, đúng lúc đúng thời.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ.