Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ CỦA GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH NGƯỜI VIỆT

Ba tháng mùa xuân là ba tháng của lễ hội. Nhiều lễ hội ở khắp nơi của Việt Nam để tôn vinh, tri ân những người tri ân với đất nước, trong đó phải kể đến lễ hội linh thiêng nhất là Giỗ tổ Hùng Vương. Ý nghĩa, giá trị của giỗ tổ Hùng Vương trong đời sống tâm linh của người Việt Nam sẽ được Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ qua bài viết sau. 

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3

Câu ca dao giản dị, mộc mạc giống như một tiếng chuông chạm vào trái tim của mỗi con dân nước Việt dù ở cố quốc hay đang ở xứ người. Đấy chính là văn hóa, là bản sắc dân tộc mà tổ tiên chúng ta đã để lại cho muôn đời sau.

Có lẽ chỉ có ở Việt Nam, một dân tộc trọng đạo, kính trời, kính đất biết trân trọng cội nguồn. Cho nên, chúng ta có lễ hội đền Hùng, giỗ Hùng Vương. Thật tự hào lắm thay.

Cốt rồng hạt ngọc là cha
Cốt tiên bầu sữa chính là mẹ yêu
Hiền lương để giải yếm điều
Bình đà cha để sáo diều ngân nga.

Đó là hình ảnh để nói với hậu sinh rằng, chúng ta là con hồng cháu lạc, là con rồng, là cháu tiên. Trong tâm thức của mọi người, diệu kỳ thay nó có một sự xao xuyến lạ lùng.

Khi về Đền Hùng dâng lễ các Vua Hùng, chúng ta dâng lễ các bậc tiền nhân thủy tổ của Lạc Việt, cung kính Đức Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và  u Cơ đã sinh ra cho cho dân tộc chúng ta những người con văn võ song toàn. Dù là huyền tích, sử tích thì cũng là một sử tích thật cao quý.

Một người mẹ đã đẻ ra 1 cái bọc trăm trứng và 100 trứng ấy nở ra 100 người con, hòa quyện giữa thần và tiên. 50 người con theo cha xuống biển để mở mang biên thùy, để học làm người, để mang tinh hoa của nhân loại khắp năm châu bốn biển về đất mẹ. 50 người con ở lại bên mẹ và người con trưởng lấy hiệu Hùng Vương. Triều đại Hùng Vương có 18 thế hệ. Kéo dài hơn 2000 năm lịch sử.

Thông qua huyền tích này để khẳng định, chúng ta có nguồn cội. Những người đã mở mang đất nước đã bước vào chuyện cổ tích, sống mãi trong lòng dân. Tổ tiên chúng ta đã là sản phẩm tinh hoa cao quý, những nguồn năng lượng tinh túy của trời đất, hội tụ đến xứ sở này trong lễ hội, để 1 lần nữa chúng ta có thể khẳng định: Con người là một sản phẩm của thiên nhiên.

18 đời Vua Hùng và các truyền thuyết - YouTube

Chúng ta là những con Rồng cháu Lạc. Nguồn ảnh: Internet

Nghi thức trong lễ hội

Trong lễ hội đền Hùng và tất cả các lễ hội, các vị phúc thần cả 3 miền Bắc - Trung - Nam bao giờ cũng có 2 phần.

  • Phần 1 là Tế thiên địa trời đất, tế những người đã có công khai thiên lập quốc. Không chỉ tri ân những con người bằng xương bằng thịt, chúng ta lồng vào đó để tri ân Mẹ Thiên Nhiên.
  • Phần 2 là phần Hội để nói lên con dân Việt Nam, dù vất vả, gian truân, nhiều việc nhưng chúng ta vẫn dành 1 thời khắc vô cùng tốt đẹp để nhìn về cội nguồn, về quá khứ để tưởng nhớ các đấng liệt tổ liệt tông đã dày công vun đắp cho chúng ta có giang sơn gấm vóc như hôm nay. Phần hội còn biểu hiện cho 1 tố chất văn hóa mà tạo hóa ban cho dân tộc Việt Nam, đó là nền văn minh lúa nước.

Với địa chính trị của Việt Nam, lộc trời ban cho nước ta là gì? Tôi đủ đức tin để trả lời rằng, Mẹ Thiên Nhiên ban cho chúng ta. Đó chính là lộc nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nước ta có hơn 3200 km mặt biển, là mặt tiền của một ngôi nhà. Chúng ta có biết bao nhiêu núi rừng. Rừng thì tàng khí. Núi thì tàng thần. Có biết bao nhiêu sản vật cỏ, cây, hoa, lá, muông thú đang trưởng dưỡng cho con người Việt Nam sinh sôi phát triển để xây dựng, bảo vệ đất nước. Việt Nam có tục thờ vua Thần Nông - vị thần ở các cõi trời chủ về nền nông nghiệp. Đây là bản sắc. Đây là đặc thù của cảnh giới mà chúng ta gọi là Trái Đất, nhà Phật gọi là cõi Ta Bà.

Chúng ta còn có tục thờ cả thần Núi, thần Rừng. Các vị thần là các nguồn năng lượng cao, thấp, sáng, tối khác nhau. Mỗi vị giống như một luồng hào quang, như một năng lượng tích cực để giúp cho vạn vật và con người sinh sôi, phát triển. Chính vì vậy, trong phần Hội thể hiện tất cả những trò chơi dân gian, những nghi thức ấy đều nói nên là con người chúng ta đã biết đón nhận tất cả các mối quan hệ, giữa định luật của càn khôn và quy luật của vũ trụ.

Ví dụ, tiếng trống đồng, tiếng cồng, tiếng chiêng chính là ngôn ngữ vũ trụ. Khi lễ hội vang lên, tất cả những âm nhạc dân tộc ấy, những thanh âm ấy muốn nói với Mẹ Thiên Nhiên rằng: “Mẹ ơi, chúng con ở đây. Ngày hôm nay chúng con dành một thời khắc để tri ân, để tưởng nhớ, và để thực hành những cái gì mà Mẹ ban trao”.

Lễ hội Đền Hùng 2018: Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc cho du khách  - MVietQ

Lễ hội bao gồm 2 phần: Phần "Tễ" và phần "Hội". Nguồn ảnh: Internet

Ý nghĩa các trò chơi dân gian trong lễ hội

Những trò chơi dân gian trong Hội để làm cho con người chúng ta khỏe về thể chất, tỏa sáng về mặt tinh thần.

Trong lễ hội, chúng ta còn có rất nhiều các cuộc thi như thi nấu ăn, thi làm bánh chưng, thi làm bánh dày. Bánh chưng, bánh dày đã đại diện cho cái đỉnh cao của nền văn minh lúa nước. Hạt lúa sơ khai, Mẹ Thiên Nhiên ban trao, tổ tiên chúng ta đón nhận, chúng ta đã biết biến hóa cái hạt gạo ấy. Hạt ngọc ấy thành muôn vàn các sản phẩm mà mỗi địa phương được thụ hưởng một thứ.

Chính vì thế, sau lễ hội, còn có một giá trị theo tôi vô cùng nhân văn là để cho con người xích lại gần nhau. Để chúng ta sẻ chia những thành công, những cái điều chúng ta đương gặp chướng ngại.

Mong rằng, thông qua lễ hội, chúng ta có những người bạn tri âm, tri kỉ, những người bạn quê hương, đồng hương luôn ở bên ta mỗi khi ta vượt khó. Cho nên từ lễ hội Đền Hùng, chuẩn mẫu này lan tỏa đến các lễ hội của văn hóa làng xã tất thảy ở đất nước Việt Nam.

Tất cả những gì hiện hữu chính là nhưng cái giá trị cốt lõi mà tổ tiên ta đã đổ dồn. Tổ tiên ta đã thể chí hóa để nó đi vào lòng người. Vậy những người con tâm huyết mỗi khi đặt chân đến đất tổ Hùng Vương, chúng ta mong được đặt vào dấu chân của các bậc tiền nhân, các đức Vua Hùng, những người đã dày công vun đắp để giang sơn ta, đất nước ta được như hôm nay.

Lời khuyên cho các bạn trẻ

Ngoài việc lễ, việc hội, chúng ta còn có một giá trị nữa cần phải làm, đó là cho thế hệ trẻ luôn biết giữ gìn, biết trân quý những tinh hoa, văn hóa của dân tộc này phú cường. Tổ tiên chúng ta, các bậc Thánh nhân, các đức Vua Hùng, các Lạc Hầu, các Lạc Tướng, người xưa yêu giang sơn gấm vóc bao nhiêu thì rất mong hậu sinh chúng ta, thế hệ các con các cháu thời nay yêu như thế.

Thông qua lễ hội đền Hùng, tôi mong muốn thế hệ trẻ hãy yêu lịch sử Việt Nam. Hãy tìm hiểu lịch sử Việt Nam vì duy nhất độc tôn nhất chỉ có người Việt Nam mới có quốc giỗ. Việt Nam nhỏ bé có tinh túy trong tinh hoa, có các giá trị trường tồn mà hết thế hệ này đến thế hệ khác, từ những năm tháng xâm lăng, nghìn năm Bắc thuộc đến gần một trăm năm Pháp thuộc. Xong, tổ muôn thuở là tổ. Con dân ở đâu? Họ là ai? Dù hàng chí, sĩ, công, nông, thương đều luôn nhớ về cội nguồn. Và mong các thế hệ trẻ càng biết trân trọng giá trị vô giá này. Chúng ta hãy sống làm sao để hồn thiêng của non nước, để nguyên khí của quốc gia, của các bậc thủy tổ, các đức Vua Hùng, các bậc tiên đế đã dày công dựng nước, giữ nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ đất nước. Giữ chưa đủ, mà vận hội này chúng ta còn phải xây dựng để to đẹp hơn, tỏa sáng hơn, hội nhập năm châu bốn biển.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ.