LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG “KIỆU BAY” TRONG LỄ HỘI

Một số lễ hội ở làng xã xuất hiện hiện tượng đặc biệt đó là “kiệu bay”. Kính mời Quý hội viên lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh về hiện tượng đặc biệt này qua bài viết sau.

Với góc độ của người làm tâm linh, tôi khẳng định “kiệu bay” không phải là tập luyện mà là giây khắc cộng hưởng những nguồn năng lượng sinh học vũ trụ. Giống như ngồi đồng Thánh, đồng ma vậy.

Âm nhạc nổi lên, hương nến dâng lên tất cả những người đi hội đều tâm tưởng một ý niệm mình đi lễ Thánh. “Kiệu bay” đã tạo ra những nguồn năng lượng tâm hòa tâm, tuệ hòa tuệ ngút trời. Ngài là mây, là gió, là ánh sáng, là không khí, là những nguồn năng lượng tích cực hội tụ để tạo ra một trường lực - trong vật lý gọi là lực hấp dẫn. Nó chính là lực hút, lực đẩy để cho tất cả các giai kiệu, những người phù giá bắt đầu quay. Ngài cho đi được đi, Ngài bắt đứng như chôn chân, Ngài cho quay quay liên hồi. Ngài cho đi đến đâu để thăm giang sơn cảnh tú là kiệu phải đi đến đấy. Chứ không còn phụ thuộc vào ban tổ chức.

Thông qua hiện tượng kiệu bay để cho tất cả những người đi hội phải hiểu rằng, đấy là khí thiêng của Việt Nam. Các cụ ở khắp mọi nơi, mọi chỗ nhưng khi cung thỉnh triệu mười thì tất cả những nguồn năng lượng ấy hội tụ thành một dòng trường lực rất mạnh. Vạn vật có thần, con người hệ thần kinh lại vô vàn nhạy cảm. Những người phù giá là nam thanh nữ tú là những người ngoan, thành tâm nhiệt huyết, trân quý nguồn cội cho nên những nguồn năng lượng ấy dội vào và dẫn đến hiện tượng “kiệu bay”.

Độc đáo màn rước kiệu 'bay' ở lễ hội Đền Cờn - Tuổi Trẻ Online

"Kiệu bay" là giây khắc cộng hưởng những nguồn năng lượng sinh học vũ trụ.

Ý nghĩa của hiện tượng “kiệu bay”

“Kiệu bay” muốn nói nguyên khí quốc gia hội tụ hiện hữu để con người nhìn tường nhìn tỏ. Thông qua đó, chúng ta giàu thêm lòng tin rằng “con người là sản phẩm của thiên nhiên”. Vậy nên, dù bận trăm công nghìn việc hãy chúng ta sắp xếp một quỹ thời gian mà tìm hiểu Mẹ Thiên Nhiên, bởi trong đó có chứa đựng vô cùng vô tận các nguồn năng lượng cao quý, kể cả những năng lượng tích cực và không tích cực (hay thiện thần và hung thần). Lễ hội xong thì những người có công ấy chắc chắn phải về cõi sáng, chắc chắn là những vị thiện thần hộ quốc an dân.

Đức tin “con người là sản phẩm của thiên nhiên” giúp chúng ta tìm hiểu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên và giúp chúng ta đừng mê lạc, đừng sợ mà hãy sống hòa thuận với thiên nhiên.

“Kiệu bay” là một giá trị nhân văn và mang tính vô giá, nhưng chúng ta còn quá ít các cuộc hội thảo về chủ đề này. Có những người nhạo báng vì trong người họ mê mờ. Có người thượng căn, người trung căn mới nhìn xa trông rộng, còn những người hạ căn và những thành phần tiện căn thì cái gì nhìn thấy sờ thấy mó được, hưởng được thì họ mới tin.

Đáng tiếc thay, thượng căn hay tiện căn đều phải hít thở khí trời. Và những người tiện căn ấy, 30 năm, 40 năm, 50 năm… 80 năm chưa biết chắp tay tạ ơn  Mẹ Thiên Nhiên đã cho con không khí để con hít thở hàng ngày, cho con nước uống để con có sức khỏe và trí tuệ con làm ra hạt gạo ra đồng tiền. Họ chỉ nghĩ miếng cơm manh áo, nhà cửa, phương tiện đi lại. Họ chỉ nhìn được hữu hình còn tất thảy các giá trị vô hình thì chưa đủ tầm để nhìn xa trông rộng.

Đền thờ càng linh thì kiệu bay. “Kiệu bay” là một hiện tượng tâm linh chân chính, trong sáng. Chỉ có những người mê mờ thì mới chắp tay xin Ngài cho tài, lộc, khỏe, xin quyền năng, xin nhiều thứ. Nếu chúng ta lắng tâm để nghe các bậc phúc thần, hồn thiêng của non nước nói thì các Ngài sẽ nói: “Hỡi bách gia trăm họ, hãy tin nhân quả. Nhân đâu mà con đòi hái quả. Con hãy học bài số 1, nhân quả đi con. Không có 1 vị thần tiên nào có thể giúp con mang cát nấu thành cơm. Chỉ có gạo mới nấu ra một nồi cơm thơm dẻo. Cho nên nhân quả là quy luật của tạo hóa”.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ.