Ý NGHĨA CỦA NGHI THỨC BÁI TẾ TRONG LỄ HỘI

Trong lễ hội ở bất kỳ vùng miền nào thì nghi thức quan trọng nhất, linh thiêng nhất đó là nghi thức tế lễ. Kính mời Quý hội viên lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh về chủ đề nghi thức tế lễ trong lễ hội qua bài viết sau.

Trong di tích đền Hùng, người xưa đã tổ chức hệ thống điện thờ. Theo tôi, đúng lẽ của trời Phật. Đền Hạ là thờ Đức  Âu Cơ. Quan hệ của vũ trụ là quan hệ mẫu hệ. Vậy Mẹ Thiên Nhiên, mẹ  Âu Cơ, phải chăng là một, là người đã hạ sinh ra một trăm họ tộc Việt, một trăm người con?  Một sự diệu kỳ là một trăm người con ấy, có người ở lại cố quốc cố hương, có người ra đi để học để hỏi ở khắp năm châu bốn biển, mang cái tinh hoa nhất về cái giang sơn đất nước nhỏ bé này. Xong, dù ra đi hay ở lại vẫn là người một nhà. Cho nên, đền Hạ thờ mẹ Âu Cơ, đã hạ sinh ra 100 người con.

Đền Chung là nơi các vua Hùng bàn luận, đàm đạo việc giữ nước, chế ngự thiên nhiên, xây dựng quốc gia với các bậc Lạc hầu, lạc tướng. Đấy là nơi nghị sự, để tất cả mọi người vì dân vì nước vì đồng bào mà chăm lo cho giang sơn đất nước này.

Còn đền Thượng là nơi tế trời đất, cung kính Mẹ Thiên Nhiên. Vì không phải chỉ có con người từ cỏ cây, hoa lá, muông thú, vạn vật ở hành tinh này đều được Mẹ Thiên Nhiên sinh sôi, trưởng dưỡng, phát sinh, phát triển để làm cho giang sơn gấm vóc tốt đẹp hơn.

Vậy nên, ý nghĩa cao quý nhất của lễ là bái tế càn khôn, vũ trụ, thiên địa trời đất. Ý nghĩa thứ hai là xin cho mưa thuận, gió hòa, xin cho tứ pháp âm dương cân đối, khí chất điều hòa. Đó là sở nguyện trong Đạo làm người được xuyên suốt 4000 năm nay. Thứ ba mới là tế lễ các vị thủy tổ đã khai thiên lập quốc.

Nghi lễ Tế nữ quan trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ có gì đặc sắc?

Bái tế là nghi thức vô cùng quan trọng trong bất cứ lễ hội nào ở nước ta. Nguồn ảnh: Internet

Rừng vốn thiêng, nước vốn độc. Để có rừng xanh như hôm nay, để có nguồn nước trong lành, để có giang sơn gấm vóc, tổ tiên ta đã khai phá và phải làm biết bao nhiêu công việc. Cho nên, theo tôi lễ ấy hòa quyện 2 trục: Nhân sinh quan là trục hoành, vũ trụ quan là trục tung. Để nó đạt đến 1 điểm thống nhất, để đi về 1 cái đích đó là nhất nguyên.

Người Việt cổ trí tuệ lắm, thông minh lắm. Các cụ đã nhìn thấu tỏ Ngũ Kinh: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ 4 phương và tâm ở giữa để dạy con dạy cháu đi về nhất nguyên. Có nghĩa, sống hòa thuận với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá vạn vật và trong con người trong mỗi gia đình trong dòng họ.

Lễ bao giờ cũng vậy. Trước khi vào lễ là nghi thức “rước”. Chúng ta phải rước các bậc hiền nhân thủy tổ đã hiển Phật, hiển Thần hiển tiên, hiển thánh để lên 1 đỉnh núi cao nhất.

Chúng ta xây đền Thượng để làm lễ bái tế thiên địa trời đất và chúng ta tế tổ. Để con người bận trăm công nghìn việc nhưng trong dương vẫn có những thời khắc chúng ta được hòa quyện vào đường âm. Đó là giá trị rất tinh túy của người Việt cổ.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ.