Trong hàng trăm hội viên của Câu lạc bộ Thức Thiện Tâm có rất nhiều người có căn duyên với nhà Thánh, có những người trình đồng mở phủ và hàng năm họ đi hầu đồng. Bây giờ có một số người sức khỏe không đảm bảo, hay kinh tế không đảm bảo để có thể hàng năm hầu đồng, hoặc có những người họ muốn tu tập theo đạo Phật thì họ muốn hỏi bà một câu là: Nếu họ dừng việc hầu đồng như vậy thì họ có phạm tội gì không? Và có phương thức tâm linh nào có thể thay thế việc hầu đồng mà vẫn đúng phép với nhà Thánh hay không? Nhà Văn hoá Tâm linh Phan Oanh chia sẻ:
Việc nghi lễ cốt ở tâm
Đây là một câu hỏi chúng ta trăn trở rất nhiều, bởi vì nếu như không rơi vào ta thì cũng có thể trong dòng họ, người thân hoặc bạn hữu rơi vào các mã số này.
Tôi xin thưa! Khi lễ nhà Thánh thì Lễ và Nghĩa nó giống nhau cả. Tổ tiên chúng ta đã dạy “việc lễ nghi cốt nhất ở tâm”. Khi đi vào cửa nhà Thánh thì “làm lính có công, làm đồng có phép”. Làm con nhang có phương pháp luật lý của con nhang. Làm thanh đồng có phép làm thanh đồng. Riêng những người đi hầu tôi đi trên con đường tâm linh tôi thấy có rất nhiều cái sai.
Hôm nay tôi cũng xin chân thành chia sẻ, khi người ta trình đồng mở phủ thì tôi nhắc lại “việc lễ nghi cốt nhất ở T M”. Tức là, đức tin của chúng ta, tâm của chúng ta trong sáng cái tâm của chúng ta trân trọng, tâm của chúng ta phụ thuộc và thực cảnh kinh tế của từng gia đình, cái tâm của chúng ta phụ thuộc và duyên cảnh của nhà ta hiện nay. Cho nên, đã có tờ giấy cánh sớ đã có bông hoa trái quả, để xin cắt tóc làm tôi nguyện làm con nhà Thánh - theo tôi giây phút trang nghiêm ấy đáng nhớ rất tôn kính. Nhưng trong thực tế, cái tôi nói xót xa là, mình nhờ thầy A làm lễ đến thầy B lại bảo thiếu lễ, đến thầy C lại bảo không hợp tuổi cái đó làm khó cho dân.
Tôi nhắc lại, nếu ai có mã số phải ngồi đồng thì hãy tin rằng, người mình đến phải cậy nhờ nó cũng nằm trong cái lý nhân duyên bao đời bao kiếp, để đến kiếp này người ta làm việc âm mình làm người dân và khi mình có nhu cầu về việc tâm linh đường âm thì người ta sẽ trợ duyên cho mình. Tôi dám khẳng định không có cái gì vô duyên cho nên đừng vì thiếu lễ mà các ngài không nhận, đấy là một lẽ.
Một lẽ thứ hai, cổ nhân người Việt Nam nói: “Giầu thì làm kép, hẹp thì làm đơn”. Tôi dám tin, ngày xưa ông bà tổ tiên ta nếu ai có phải ngồi đồng chỉ ra vườn nhà cộng với những gì mình có là có thể làm được 1 quả lễ, được vấn hầu. Và đúng mã số cấu trúc thì các nguồn năng lượng linh thiêng nhà Thánh vẫn giáng, thậm trí thay hình đổi diện, giáng rất sâu. Đấy là những giây phút thụ khí, đắc khí. Nó giống như chúng ta tập khí công, chỉ khác chúng ta được đắc khí trên chiếu lễ, trên một pháp đàn trang nghiêm, linh thiêng mà thôi.
Việc thứ ba, vậy sau khi ngồi đồng theo tôi không nhất thiết năm nào cũng phải hầu. Tôi nhắc lại, đúng luật trời không phải năm nào cũng hầu. Cho nên phép của nhà Thánh:
- Đầu năm Thượng Nguyên xin công việc của một năm
- Cuối năm Tất Niên tạ lễ một năm
- Tháng 8 hội Cha, tháng 3 hội Mẹ
Đó là những ngày đại lễ. Còn lại các tháng có những ngày khánh tiệc của các chư vị trong hội đồng Tứ Phủ thì tuỳ căn, tuỳ duyên (tuỳ sự hoà hợp). Nếu có điều kiện thì chúng ta đến đền to, phủ lớn; không có thì chúng ta đến nhà quan thầy; không có nữa chỉ cần dâng 3 nén nhang, một cốc nước cắm vào đĩa gạo lạy rằng: “Hôm nay tiệc quan lớn Tam Phủ Lảnh Giang. Con rất hợp với nhà Ngài, nhưng năm nay con phải trả nghiệp con ốm lên ốm xuống, con không thể có tiền mua lễ con chỉ có một nén hương tâm, một nén hương thơm và một bát nước hạt gạo đĩa muối con vọng lên trời đất. Con vọng về đền to phủ lớn, con vọng về Đền Quan tại bến thuyền này con mong Ngài đằng vân giá vũ, ngự về chứng lễ cho con”. Theo tôi như vậy vẫn được.
Yếu tố để ngồi đồng chiếu lễ
Chúng ta hãy tin đi, tâm xuất là Phật biết, tâm động là quỷ thần chi. Không nhất thiết năm nào cúng phải hầu. Có hai yếu tố có thể những tháng hội lễ chúng ta có thể ngồi đồng hầu bóng được, đó là những người có cấu trúc vô cùng đặc biệt và phải có tiềm lực kinh tế.
Nếu có đủ điều kiện thì theo tôi cũng nên ngồi đồng hầu bóng. Bởi vì khi chúng ta ngồi đồng lúc nhập đồng chính là phương pháp đón những năng lượng khách thể nhập vào bản thể của chúng ta. Rồi âm nhạc, ca từ thì sẽ nhận được những luồng khí thiêng ở cõi trung giới hội tụ. Và những nguồn năng lượng này sẽ kích hoạt làm cho huyệt của chúng ta mở. Mở càng rộng thì năng lượng càng vào sâu và cái người ngồi đồng hầu bóng sẽ thay hình đổi diện rất đẹp. Xin các Ngài đại xá, nó giống như là tập khí công thôi nhưng nó chỉ khác tập trên chiếu lễ - lên một chỗ rất trang nghiêm chứ không phải tập ở sân vận động.
Và các bóng, các giá giáng vào người ta có thể múa, người ta có thể nhảy, người ta có thể múa đao, người ta có thể phất cờ, người ta có thể phi ngựa chính là giây khắc cân bằng lại cho những người có cấu trúc cá biệt ấy quay trở về căn lũy thừa 2. Cho nên tại sao những người thực đồng người ta nói: “Tôi hầu xong một vấn đồng tôi sướng, tôi nhẹ”.
Tôi lấy ví dụ: Căn của người ta là căn lũy thừa 4; 4.5; 4.6; 4.7 thông qua một vấn hầu quay trở về còn căn lũy thừa 2 thì âm - dương cân đối, khí chất điều hoà, người ta sẽ cảm thấy thanh thoát, mạnh khoẻ vì nó hài hoà về cơ thể năng lượng. Tôi xin thưa, đây là khoa học vũ trụ. Nhưng tôi nhắc lại ở cõi trung giới. Những ai đã được trải nghiệm rồi, ai đã được nhập rồi thì chúng ta mới thấy cái sức mạnh của thiên nhiên ở những cảnh trung giới họ mạnh mẽ lắm.
Ngoài ra, theo tôi, chúng ta nên phụng sự nhà Thánh như thế nào cho các bạn đồng công lính còn theo. Nếu chúng ta làm nổi trội quá khó cho nhà đền và khó cho cả các ông thầy. Bởi vì một ông thầy đồng, con nhang đệ tử cũng rất nhiều hoàn cảnh, nhiều cấp độ khác nhau. Những người dư giả về tiền bạc khi phụng sự dâng lễ của nhà Thánh thì thông thái nhất là làm sao để cho ban đồng công lính theo được, tức là sêm sêm nhau, một chín một mười, ngang ngang nhau chứ đừng quá nổi trội mà làm khó cho đồng đền thủ nhang và khó luôn cho các bậc quan thầy.
Tôi dám khẳng định đây là luật trời dạy tôi. Không có tiền không cần phải ngồi đồng. Nói như nhà Thánh “một cơi trầu, một bát nước” thay được một vấn hầu. Làm được không? Làm được, nếu như chúng ta có đủ trí tuệ để chúng ta tôn trọng các nguồn năng lượng trong thiên nhiên đang tồn tại xung quanh chúng ta.
Theo Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh
***Bài viết được trích dẫn chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ với chủ đề “Tín ngưỡng thờ Mẫu” lần thứ 22.