ANH EM RUỘT TRONG GIA ĐÌNH CÓ DUYÊN TỪ KIẾP TRƯỚC

Người Việt Nam cho rằng, anh em ruột thịt sinh ra trong một gia đình, nhiều khi là nhờ những duyên từ kiếp trước. Là một người nghiên cứu về tâm linh, Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh nghĩ gì về quan niệm này? Kính mời Quý hội viên và độc giả cùng đón đọc chia sẻ của bà qua bài viết sau!

Kính thưa các cụ, các ông các bà, các bác, các anh các chị có mặt trong khán phòng buổi sinh hoạt CLB Thức Thiện Tâm với chủ đề “Tình Anh Em”.

Có thể nói, anh em như thể chân tay. Nó là nhành trên nhành dưới, đều xuất phát từ một cội nguồn và trong cội nguồn ấy, nếu như được hiển lộ trong một gia đình sáng đạo thì chắc chắn, những câu chuyện đầy ắp cảm động như nhà chị Cậy (hội viên CLB) được hiển lộ ở khắp mọi nơi, khắp mọi chỗ. Chúng tôi luôn mong cầu rằng, mong làm sao Việt Nam sáng đạo tốt đời, để không phải chỉ một cây, vài cây, mà cả ba miền đất nước đều có rừng cây “đạo thiện”. Để chúng ta tạo ra những sức mạnh của 5 ngón tay. Để chúng ta tạo ra được một trường lực yêu thương. Đứng trước bất kỳ một khóa thi, một phép thử nào, chúng ta cũng đều vượt qua thanh nhẹ và kết quả cuối cùng đạt bình an.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng và Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh.

Đầu tiên phải tu tại gia

Thứ nhất, tu tại gia nó là mối quan hệ trong gia đình giữa cha mẹ, con cái, giữa vợ chồng và huynh đệ anh em trong nhà. Đức Phật đã tìm ra được một mã hóa là phải có nhân duyên bao đời bao kiếp thì kiếp nhân sinh này chúng ta mới có thể vào làm con, nên vợ hoặc chồng, làm anh hoặc em. Song, mỗi một kỳ sinh hoạt, tôi phải nhấn mạnh thêm một chút một điều mà chúng ta phải có một cái tầm nhìn, một khả năng nhận thức giống nhau, duyên nào cũng có nợ và nợ nào cũng có duyên.

Tôi xin thưa tất cả các Quý vị, duyên nợ là một cặp phạm trù, giống như một đồng tiền có 2 mặt. Nó hòa quyện vào nhau, nó gắn kết với nhau, giống như đất không thiếu được trời, mà đôi nơi xa cách thì duyên nợ là hai mặt mà mỏi mắt khó tìm. Cho nên, cuộc gặp gỡ hôm nay trong chữ “đạo”, trong vòng tròn cao quý, vòng tròn vô tận ấy không thể thiếu được tình anh em huynh đệ trong nhà.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, không biết bao nhiêu chuyện được hiện hữu, nó là những viên ngọc sáng lấp lánh để nhờ ánh sáng này mở cánh cổng huynh đệ cho chúng ta khai mở tình yêu thương. Song, trong quá trình học đạo, thức đạo và tải đạo, tôi xin thưa, tôi cũng có một chút nhân duyên được các cụ, các ông, các bà, các bác, các anh, các chị chia sẻ và tôi thấy cái cánh cửa huynh đệ trong mỗi gia đình then còn cài rất chặt, cửa còn chưa mở. Mỗi khi phải đối mặt với những câu chuyện còn trăn trở trong tâm thì tôi chỉ nguyện ước làm sao nhà nhà có đạo, người người sáng đạo, để chúng ta hoàn thành được bổ nhiệm đạo làm người trong đó có tình huynh nghĩa đệ.

Tôi xin thưa, duyên nào cũng có nợ, nợ nào cũng quấn quýt với duyên. Nhưng giá như trong những mối bòng bong ấy, chúng ta chỉ cần có ánh sáng của đạo thì việc khó mấy, chúng ta cũng có thể chuyển hóa, chúng ta cũng có thể hóa giải, chúng ta tạo ra sức mạnh của thiên thần. Đó là sức mạnh của đoàn kết, là tình yêu thương, là đức hạnh từ bi, là lòng vị tha để cho chúng ta bồi đắp cái cây đạo trong gia đạo từng nhà kết hoa thơm, kết quả ngọt.

Vun trồng chữ đạo, anh em thuận hòa

Tôi xin thưa tất cả các quý vị, trong một kiếp nhân sinh, bao giờ cũng có 2 mặt thuận và nghịch:
- Thuận, chúng ta phải nuôi dưỡng;
- Nghịch thì chúng ta rất cần chữ đạo.

Trong quá trình thực tập, tôi đã được diện kiến một người chị gái lên hỏi tôi: “Bác Oanh ơi, đất đai nhà tôi có động không, mồ mả nhà tôi có động không mà tại sao nhà tôi náo loạn thiên cung?”. Đây là một câu hỏi chân phương và khi mọi người trăn trở, tất cả mọi người ai cũng có quyền đi tìm cách hóa giải. Khi tôi vào thẩm định, tôi thấy đất đai bình an, mộ chí không động, tổ tiên không trách. Mẹ Thiên Nhiên không khuấy đảo tâm hồn, song chữ “đạo” bị chìm xuống, bởi một cái tâm vọng động, so sánh được mất, hơn thua, làm mất bình an trong gia chủ. Và tôi được nghe người phụ nữ ấy kể rất nhiều về công, về sức, cả tình yêu thương, lòng vị tha. Tôi cảm động nhưng kết quả cuối cùng bây giờ chị em từ mặt nhau. Tôi chỉ nói với chị ấy một lời rằng: “Tôi xin thưa chị, chị học đạo nửa vời, nếu như chị dùng tình yêu thương để hóa giải tất cả những mong cầu, thì cây đạo của nhà chị không tàn không héo. Còn chị dùng chữ đạo nửa vời để nhận tất cả những cái tốt về mình và cái không tốt cho người em kia, thì thưa chị, tình cảm huynh đệ anh em trong nhà hiện hữu như hiện nay. Chị cũng có một phần trách nhiệm”.

Hội viên CLB Thức Thiện Tâm lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh.

Theo tôi, hai anh em, ba anh em, năm anh em hay tám anh em thì chúng ta phải nhớ đến một ngày nào đó đẹp trời, tất cả cái ngôi nhà, cái mảnh vườn nó giống như một cái bánh. Khi cha mẹ đã cao tuổi, bắt buộc phải cắt cái bánh này ra làm đôi ba, năm bảy phần, tùy duyên thực cảnh. Nếu như trong gia đình tất cả những người con có đạo thì tôi chắc chắn trước khi cha mẹ đưa ra cái quà tặng phương tiện cao quý này, sẽ có người giơ tay và nói: “Con là con trưởng, hay con là con thứ, nhờ phúc ấm của tổ tiên, nhờ đức hạnh của cha mẹ, con làm ăn mát tay, con có nhà rồi, con có nơi ở rồi, con xin thưa với các bậc phụ huynh và cả nhà, con không nhận phần”. Đây là tâm đạo. Và tôi xin thưa bao nhiêu người làm được việc này và bao nhiêu người chưa làm được việc này. Bởi sao? Bởi bên mình còn vợ hoặc chồng, bên mình còn con hoặc cháu, mặc dầu tất cả những con người đó đều hiểu 1 điều đơn giản vô vàn rằng chết, chúng ta không mang bất cứ một cái gì vào hòm áo quan. Song, ai nhường cho ai đây? Về những phẩm lộc xếp vào loại đời sống tinh thần, ai so kè với nhau, từ 50 phân đất, biết bao nhiêu chuyện đau lòng. Ở đây nó lại móc xích vào 1 cái mắt xích nữa.

Tôi xin thưa với các ông, các bà, các bác, các anh, các chị, chữ “đạo” chứa đựng cả càn khôn vũ trụ, chứa đựng từng mét đất, từng đồng tiền trong mỗi gia đình. Song, nếu như chúng ta thiếu đi chữ đạo là chúng ta đã làm lu mờ về các tiêu chuẩn chân lý. Chúng ta quên mất số đo, thì tôi dám khẳng định chúng ta sẽ chứng kiến những cảnh huynh đệ tương tàn. Thưa tất cả các quý vị, chung ta phấn đấu để có công bằng, nhưng chúng ta phải hiểu chữ công bằng của đạo, nó khác với khái niệm công bằng của văn học.

Anh chị em là duyên từ kiếp trước

Tôi lấy ví dụ, phúc ấm của tiên tổ, đức hạnh của cha mẹ chia cho các con. Đứng về phương diện tâm linh là chia theo kiếp tu. Càng những cấu trúc báu vật thuộc phạm trù vô hình chia theo kiếp tu. Cùng là con trong nhà, anh tu 1000 kiếp anh nhận khác, anh tu 500 kiếp anh nhận khác, anh tu 100 kiếp anh nhận khác, anh là ngạ quỷ lên làm người anh nhận khác. Đây là mã số bí mật, cho nên tạo hóa sinh ra loài người ban cho chúng ta đôi bàn tay, và bàn tay này chính là càn khôn thu nhỏ. Vì thế, mới có khoa xem tướng tay.

Dưới góc nhìn tâm linh, anh em ruột trong gia đình là duyên từ kiếp trước.

Âm luật là vậy, lý luận là thế, vì vậy nếu như chúng ta thừa kế được đời sống vật chất mẹ cho, mẹ tặng kỷ niệm mỗi anh chị mỗi nhà một cây vàng. Người một ngàn kiếp được thừa hưởng những yếu tố thuận thiên hợp địa, 1 cây vàng có thể nở ra 1 ngàn cây vàng. Nhưng ngược lại có những thành viên trong gia đình, 1 cây vàng làm việc gì lụn bại việc ấy. Cho nên, ở đây tôi muốn mang cái tâm, cái hạnh, cái chân mệnh của từng người quy chiếu với đời sống tâm linh. Nó khác nhau và còn có rất nhiều các mã số bí mật. Nhưng mã số nào thì chúng ta đều quy về nhân quả mà thôi. Vậy một người từ 1 cây mà nở ra 1 ngàn cây vàng, xin thưa, đó là nhờ duyên lành của kiếp trước, là nhờ phước ấm của tổ tiên, là nhờ căn cơ của mình sáng đạo để tốt đời. Đó là nhờ rất nhiều các yếu tốt chúng ta tạm quy ước với nhau, nó là một mẫu số vô tận. Để chúng ta ăn nên, để chúng ta làm ra và khi chúng ta thành công thì chính cái ăn nên làm ra ấy quay trở lại để chúng ta chia sẻ trong tình huynh đệ với những người không may mắn. Cho nên, nó quyện vào nhau, nhưng trong cái quyện ấy, cái duyên nó tỏa sáng, cái nợ là các ánh hào quang đen tối. Mình phải có cái nhìn Phật Đạo để mang ánh sáng từ bi ấy làm cho cái đen tối ấy nó sáng dần lên, theo đúng tinh thần gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Tôi xin thưa, đi học đạo, đi học Phật pháp, chúng ta biết tôn trọng các vị thần là tôn trọng các tôn giáo, chính là để giúp chúng ta từ cái nhìn nhân sinh là trục này, để chúng ta có thêm một cái nhìn vũ trụ quan là trục này.

Đây là một chương trình chuyển hóa không dễ, vì vậy tôi rất mong mỗi một buổi, chúng ta sinh hoạt câu lạc bộ, chúng ta nghe những câu chuyện đời thực, chúng ta chứng kiến những nước cờ khó, chúng ta hạnh phúc an vui khi thấy một gia đình nữa bình an, đấy đều là các nguồn động lực, là các bài học để chúng ta mang tình yêu thương nhập thế. Để thứ nhất tu tại gia, không may trong gia quyến có người bị ốm đau, không may trong gia đình có người bị tật nguyền, không may trong gia đình gặp những người cờ rất khó, thì chúng ta là huynh đệ, có thể hòa tâm hòa tuệ, xúm vào nghĩ cách hóa giải các nước cờ.

Vì vậy, tình huynh đệ mong sao bền vững. Để tạo ra sự bền vững, chúng ta phải thẩm thấu chữ “đạo”, và chúng ta phải tu nát xương lòi da, để chúng ta nhìn chữ đạo ngày một tròn trịa hơn, ngày một tỏa sáng hơn, an vui hơn, hạnh phúc hơn, và cuối cùng chúng ta phải biết cho đi để nhận lại nhiều hơn. Xin cảm ơn!