ĐẠO NGHĨA VỢ CHỒNG THEO GÓC NHÌN CHỮ ĐẠO (P1)

Theo thống kê mới nhất, có đến 40% các cặp vợ chồng trẻ bây giờ sau kết hôn 3 năm là ly hôn, 60% còn lại các cặp vợ chồng sống không hạnh phúc. Vậy có mâu thuẫn không khi người xưa (hôn nhân bố mẹ đặt đâu, con ngồi đấy) không được chọn lựa lại có tỷ lệ ly hôn rất ít; trong khi thế hệ bây giờ tự do, văn minh, hiểu biết hơn, cởi mở hơn thì khủng hoảng hôn nhân lại quá nhiều? Kính mời Quý hội viên đón đọc những chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh về vấn đề này dưới góc nhìn chữ Đạo qua bài viết sau!

Vợ chồng xưa – nay khác nhau như thế nào?

Ngày xưa, các cụ nói một lời mộc mạc “con phải học nhìn để nhận biết”. Còn bây giờ thì chúng ta nâng lên thành một khái niệm đó là các con phải có phương pháp luận, nó cũng là một cái nhìn. Vậy tôi xin thưa, Đạo Nghĩa Vợ Chồng của người xưa và ngày nay không mâu thuẫn. Chỉ khác là, người xưa nhìn sâu, người thời nay nhìn nông.

Vợ chồng nó là duyên là phận nhưng chúng ta lại phải hiểu vợ chồng là duyên và nợ. Khi chúng ta lấy nhau, sinh con đẻ cái thì có duyên, có phận với nhau. Còn trong cái phận này, nếu chúng ta mở then cài của nội tâm thì không có chuyện cãi vã nhau.

Tại sao thế hệ trẻ bây giờ nhiều chữ hơn, trí khôn nhiều hơn bố mẹ, có đầy đủ cơm ăn áo mặc nhưng lại khó tìm kiếm được hai chữ “Hạnh Phúc”.

Tôi xin thưa, con người chúng ta có hai cơ thể: Một là cái Thân (cơ thể vật lý) và một là cái Tâm (linh hồn). Ngày xưa các cụ trọng Đạo Nghĩa Vợ Chồng. Các cụ nhìn theo chiều sâu. Họ không đặt nhau lên cán cân vật chất để so sánh. Tình yêu của họ bắt nguồn từ sự cảm thông sẻ chia chứ không dung tục như bây giờ. Cho nên, ngày xưa đã yêu về cơ thể vật lý thì không có chuyện tương tư. Còn bây giờ, người trẻ yêu về thân xác và một ngày nào đó khi đi đến hôn nhân 1 năm, 2 năm, 3 năm sau, các bạn thỏa mãn cái dục vọng thì bắt đầu mâu thuẫn, đổ vỡ.

Bây giờ, thế hệ trẻ yêu nhau theo cảm tính chứ không phải yêu theo tâm hồn. Chính vì vậy luôn đổ vỡ. Tỷ lệ đổ vỡ rất đông. Theo lời Phật dạy, vợ chồng là duyên là phận, vợ chồng có thể là duyên là nợ. Theo tôi, chúng ta đã thành người ở Trái Đất này thì cặp vợ chồng nào cũng ở mã số 7-3. Có thể 7 phần là duyên 3 phần là nợ và cũng thể ngược lại. Số 7 là con số vũ trụ, con số 3 là con số phàm trần.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh và nhà báo Hoàng Anh Sướng trong buổi sinh hoạt về chủ đề Đạo Nghĩa Vợ Chồng.

Yêu nhau mấy cũng có phép thử

Tôi cảm động vô cùng cặp đôi vợ chồng 5-5. Họ yêu nhau, tôn trọng nhau, lắng nghe nhau. Họ bên nhau trọn nghĩa vẹn tình nhưng ông Trời lại ban cho họ một phép tu, một phép thử đó là đẻ ra một cậu con trai duy nhất “không bình yên”. Đó là phép thử để xem trong ván cờ khó, chồng có trách vợ, vợ có trách chồng hay không.

Tôi cũng gặp một cặp vợ chồng 5-5 cùng tuổi Nhâm Tuất, đều đi du học nước ngoài về và tiến đến hôn nhân. Cả hai vợ cực kỳ yêu nhau nhưng lại hạ sinh ra một đứa trẻ tự kỷ.
Cho nên, càng cân bằng bao nhiêu cờ càng khó bấy nhiêu. Cái này tỉ lệ thuận của Đạo. Đạo càng cao thì ván cờ càng khó.

Nhân duyên vợ chồng tìm ra cặp mã số 5-5 (duyên 5, nợ 5) rất khó, chỉ toàn mã số 6-4, 7-3, 8-2, 9-1. Có thể là 9 phần nợ 1 phần duyên nhưng họ không bỏ nhau được đâu. Bởi vì nhân duyên vợ chồng có ngàn vạn yếu tố chằng chịt mà những người nặng nghĩa thì không thể cầm một thanh gươm cắt bỏ. Nhưng dù ở mã số nào, để có được hạnh phúc thì phải tu nát xương lòi da.

Tôi xin thưa, tạo hóa không cho ai tất cả. Yêu nhau mấy liên tục có phép thử. Có thể một là bão tố phong ba hoặc chúng ta có những người phải đi qua mắt bão; và hai là sóng ngầm. Cho nên, một lần nữa tôi chỉ thưa tất cả Quý vị, chúng ta phải học Đạo. Nhờ Đạo chúng ta mới có thể kiến tạo ra những chất liệu làm cho gia đình ta hạnh phúc. Hạnh phúc không phải chắp tay. Hạnh phúc không cầu xin được. Phật chỉ chỉ đường Phật không làm hộ. Ngài có thể cho chúng ta những chất liệu của chữ Đạo, còn bản thân chúng ta phải lật từng trang sách để làm sao cho tỏa sáng cái ngọc báu mani. Và ánh sáng của hạt ngọc ấy giúp cho chúng ta gánh vác một công việc trọng trách với người bạn đời đó là người chồng hoặc người vợ.

Lời khuyên cho những cặp vợ chồng trẻ

Thế hệ trước có Đạo Hiếu vâng lời cha mẹ, có Đạo Trời Đất. Ngày xưa các cụ xem tuổi lấy vợ lấy chồng, tức là các cụ tôn trọng Trời và Đất. Hai cái chất xúc tác này làm cho tình nghĩa vợ chồng gắn kết bền chặt. Còn thế hệ trẻ bây giờ công bằng, thô thiển: Bố mẹ đừng vi phạm nhân quyền của chúng con và mai này mới “biết thế”.

Nên, tôi hay nói với tất cả các bạn trẻ rằng: Hạ sách mới phải ly hôn. Hiểu theo tâm Đạo: Không biết bạn đã kiến tạo bao nhiêu phúc đức để bạn chuộc lại những tội lỗi của nhiều nhiều kiếp trước? Và bạn đã tu như thế nào để bạn tạo ra những mầm thiện, là báu vật để cho các con, các cháu?

Đạo vợ chồng cũng giống như một cuộc cờ. Có nước cờ phải tiến có nước cờ phải lùi. Có nước cờ sang phải, có nước cờ sang trái. Nếu không học đánh cờ thì nhà các bạn loạn nhịp. Nhà nào cũng vậy thôi. Vậy nên, muốn cơm lành canh ngọt chúng ta phải học. Học để tu Đạo làm vợ, tu Đạo làm chồng.

(Còn tiếp)