NGHI THỨC TÂM LINH BÁO CÔNG CHA MẸ

Đạo chính là các quy luật khách quan, đang vận hành và tác động chi phối đến con người, Đạo chính là các đường tròn nhỏ khác nhau, từ lúc sinh khởi ban đầu cho đến lúc tử.

Đạo chính là các quy luật khách quan, đang vận hành và tác động chi phối đến con người, Đạo chính là các đường tròn nhỏ khác nhau, từ lúc sinh khởi ban đầu cho đến lúc tử.

Trong bài viết này, xin được trích dẫn nội dung của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh đã chia sẻ trong Buổi sinh hoạt lần thứ nhất với chủ đề: Luận đàm về chữ Đạo. Cụ thể là “Nghi thức tâm linh báo công cha mẹ”, có thể xếp vào chuyên mục lớn “Đạo làm con”. Đây là một phần việc rất quan trọng trong cuộc sống mà chúng ta chưa được tiếp cận và thấu hiểu.  

“Đạo chính là các quy luật khách quan, đang vận hành và tác động chi phối đến con người, Đạo chính là các đường tròn nhỏ khác nhau, từ lúc sinh khởi cho đến lúc tử. Trong 360 độ này chúng ta rất ít khi nghiên cứu đến thời khắc cận tử nghiệp, thời khắc lâm chung. Tức là cái độ cuối cùng 360 không mấy ai quan tâm, chúng ta chỉ nghiên cứu đến 359 độ thôi. Bởi sao ạ, bởi vì con người không ai thích chết nhưng mà rõ ràng chúng ta đặt chân và có mặt ở hành tinh này thì có sinh ắt phải có tử. Vậy thì trong hành trang của chúng ta còn thiếu một độ nữa, đó là giây phút cận tử nghiệp.

Tôi dám khẳng định, nếu ai đó ở đời mà hiểu được giây phút lâm chung, chúng ta chết thế nào, đi có nhẹ nhàng không, đi có đau đớn không, chúng ta đi về đâu, chúng ta có mang được cái gì đi không và chúng ta để lại cho đời cái gì. Theo tôi đây là những hành trang cần thiết, không thiếu được, vì tôi làm việc này tôi có nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng.

Tôi lấy ví dụ một cụ già ốm 5 năm 10 năm, có những người phải chứng kiến 15 năm, sống không bằng chết, họ đến họ hỏi tôi: Bác Oanh ơi, nghiệp của cụ em như thế nào mà vất vả quá? mặc dầu các anh các chị ấy rất là hiếu nghĩa nhưng vẫn phải đặt những câu hỏi như vậy.

Tôi xin thưa, tôi phải hầu chuyện những trường hợp này ít nhất là một tiếng để tôi giải thích đâu là nhân đâu là quả, đâu là nhân quả hiện tiền và đâu là nhân quả tiền kiếp. Chưa xong ạ. Tôi lại phải giải thích tiếp, bây giờ phải làm gì cho cụ, 95 tuổi rồi, 97 tuổi rồi, 8 giáp ở trần ai rồi thì tôi phải tư vấn cho các con ra chùa để làm một cái lễ trình lên cụ Phật, cụ trời và hồn thiêng đất nước.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trong buổi sinh hoạt lần thứ nhất

Một là chúng ta phải tri ân, tạ ơn thiên nhiên đã cho mẹ mình, bố mình được hưởng thượng đại thọ ngót 100 tuổi.

Việc thứ hai, chúng ta phải thay mặt cụ để dâng trình âm phúc của tổ tiên; dâng trình công đức của cụ, đạo làm con, đạo làm vợ, đạo làm mẹ, đạo với đất nước này và đạo với mẹ thiên nhiên, cụ đã làm được bao nhiêu công, làm bao nhiêu thiện để xin người mẹ thiên nhiên minh xét tức là làm một lễ báo công cho phụ huynh.

Nội dung thứ ba là phải thay mẹ già sám hối bởi vì “nhân vô thập toàn”, đã làm người không có tội, tôi xin thưa là có ạ nhưng không có lỗi thì hơi khó. Kể cả chúng tôi làm công việc này nhiều khi cũng không kiểm soát được cái sân, cũng không kiểm soát được cái tâm, cũng vọng động, cũng tranh luận thái quá, vẫn nóng nảy và còn nhiều nhiều việc nữa, còn chấp, còn nhớ, còn sân, cho nên con cháu phải sám hối thay mẹ. Con có quyền dâng trình hiếu hạnh, cái này quan trọng lắm ạ vì mẹ ốm là thử các con, các con ốm là thử mẹ, cái câu này có nghĩa là thứ nhất tu tại gia. Tu tại gia không phải là lễ tại nhà mà là ứng xử, làm sao cho đúng đạo, vì vậy tại sao có những người già khi về hầu trời hầu tổ các cụ gọi là hồng tang, tức là các cụ đi thì con cháu ăn nên làm ra tươi tốt nhưng ngược lại có những cụ mất đi từ ngày nào nằm xuống thì ngày nào bắt đầu các con cháu bấn loạn, loạn hết cả lên.

Lạy Phật, đều quy về nhân quả, nhân quả cả thôi ạ, cho nên chúng ta trình công của mẹ thì chúng ta còn có thể trình cả cái hiếu hạnh của chúng ta. Tổ tiên chúng ta dạy một câu ạ: “Thiên hạ đồng nần”, ai cũng được làm em bé, ai cũng được làm thiếu niên, ai cũng được làm thanh niên rồi làm cha làm mẹ, rồi làm ông làm bà, rồi làm cụ. Cho nên tôi rất mong cả nhà phải hiểu cái câu: “Thứ nhất tu tại gia”.

Bấy lâu nay chúng ta có một cái thiếu là khi “trà dư hậu tửu” thì không mấy khi chúng ta mang chữ Đạo ra đàm, mà toàn thời sự vỉa hè, toàn những công việc của nhà khác chúng ta tranh luận rất nhiệt huyết còn những thứ chúng ta cần phải trao đổi cho các chuẩn mực vô hình thật sự tỏa sáng thì tôi xin thưa cả nhà, chúng ta chưa làm được.

Cái thứ tư khi chúng ta làm một nghi thức tâm linh báo công cho mẹ, dâng trình công đức cho mẹ mà dâng trình cả phẩm hạnh của chúng ta với mẹ thiên nhiên.

Cái thứ năm là chuẩn bị giúp cho các cụ giây khắc lâm chung. Việc này chúng ta có thói quen về nghi thức chứ chúng ta không hiểu được bản chất của giây phút lâm chung. Tôi đã đến một người ở ngay trong làng bản của tôi, tôi bảo cụ không qua được đâu, các anh các chị nên thắp hương ngay tại ban thờ gia tiên trên gác đi và cứ nội dung này lễ cho cụ nhưng phải bàn chuyện hậu sự thì mời ra phòng bên bàn đi còn để lại một người hiểu đạo, một người có đạo, một người trọng đạo ở bên cụ, ở để làm gì, để nói với người sắp ra đi rằng: “Bố ơi, cả cuộc đời 87 năm nay bố đã gánh bao nhiêu công, bố lo bao nhiêu việc, bố chăm lo cho gia đình này để con của bố, để cháu của bố, để chắt của bố được như hôm nay, nhà nào phận ấy, tốt đẹp đủ rồi, chúng con xin tri ân người. Bố ơi sinh tử là lẽ đương nhiên, nếu trời Phật đã gọi bố về, thế giới vô hình, các vị thiện thần và tổ tiên đã về nhà để đón bố, bố đi thanh thản, đi an lạc, đi nhẹ nhàng và khi xuất thần, bố cứ an nhiên tự tại đi vào cõi sáng không vội vàng đi vào cõi tối”.

Vì khi con người xuất thần ra khỏi tức là chết thì xung quanh chúng ta không khí chúng ta tưởng êm ả thế này nhưng các ngài nói như vũ bão, nó là những cái dòng xoáy khủng khiếp kinh khủng lắm nó xoáy xung quanh chúng ta. Và nếu như chúng ta có đạo, nếu như chúng ta có những giây khắc tĩnh lặng, như vừa rồi chúng ta gọi là thiền thì nó sẽ vô vàn diệu kỳ cho đến thời khắc chúng ta lâm chung, ta tách cơ thể năng lượng ra, nhà Phật gọi là nghiệp lực, chúng ta quen mồm gọi là linh hồn thì ra nhẹ nhàng và khi gặp những vòng xóay này chúng ta không bị hút vào để đi vào cõi tối mà chúng ta đi nhẹ nhàng trong tĩnh lặng thì lạy Phật chúng ta sẽ được bình an tức là chúng ta về những cảnh giới sáng.

Quý hội viên tham dự chương trình, chăm chú lắng nghe

Đây là những công việc chúng ta nên trao đổi để làm hành trang cho chúng ta và người thân đầy đủ. Còn có những nhà như này ạ: Cô giúp việc ở đây nhá, để cái bông vào cụ nhá, đến bao giờ cụ đi thì gọi chúng tôi, thế là dồn hết ra ngoài kia, nào tang ma ra sao, lễ nghi thế nào, phường kèn thế nào, đặt ở đâu. Đây là toàn những thứ hình thức.

Hiếu là lúc sống, còn các nghi thức tâm linh là chữ nghĩa, hiếu và nghĩa, nó là 2 chương trình khác nhau. Vậy nếu như cụ tự tu là tốt nhưng nếu cụ lúc bấy giờ đã lạc thần thì nên có một người hiểu đạo dẫn dụ và dẫn dụ cụ thì cái thần thức của cụ sẽ đi vào những cảnh giới tốt được”.

Xin tri ân bài chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh. Dẫu biết rằng trong cuộc sống: Có sinh ắt có diệt và ai rồi cũng phải xa người thân của mình. Vậy nên chúng ta hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc tu tập, dành sự quan tâm nhiều hơn cho những người thân của mình. Và chuẩn bị đầy đủ hành trang của một người có Đạo để việc hiếu nghĩa trọn vẹn hơn, an lạc hơn.