LUẬN ĐÀM VỀ CHỮ ĐẠO - ĐẠO LÀ GÌ?

Đạo có từ bao giời? Từ thuở khai thiên lập quốc hay từ thưở con người bắt đầu hiện hữu trên Trái Đất này? Lịch sử không phán xét được. Chỉ biết rằng, ở bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào cũng đều có các tín ngưỡng: thờ trời, thờ đất, thờ những người có công sinh thành, thờ các bậc phúc thần, đã dày công dựng nước và giữ nước.

Đạo có từ bao giời? Từ thuở khai thiên lập quốc hay từ thưở con người bắt đầu hiện hữu trên Trái Đất này? Lịch sử không phán xét được. Chỉ biết rằng, ở bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào cũng đều có các tín ngưỡng: thờ trời, thờ đất, thờ những người có công sinh thành, thờ các bậc phúc thần, đã dày công dựng nước và giữ nước.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia về chữ Đạo trong buổi sinh hoạt lần thứ nhất

Tín ngưỡng văn hóa của dân tộc nào đồng hành với con đường lịch sử của dân tộc ấy; có lúc thịnh, có lúc suy, có lúc sáng, có lúc mây mờ song vẫn tồn tại với sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Đồng thời cũng luôn mang tính kế thừa, lan tỏa kỳ lạ trong mỗi người dân và thấm nhuần trong cuộc sống. Điều đó chứng tỏ những tín ngưỡng văn hóa đó hợp với quy luật hoàn hảo của thiên nhiên.

Từ thuở nguyên thủy, từ xa xưa chữ Đạo đã được hình thành như thế nào và biết bao nhiêu bậc minh triết, hiền triết, thánh nhân đã luận bàn, đã định nghĩa, đã giảng giải về chữ Đạo.

Chữ Đạo là báu vật của trời ban, là hạt ngọc của vũ trụ, là bảo bối của người mẹ thên nhiên ban tặng cho chúng ta, đó là những chuẩn mực vô hình. Những hạt ngọc được trời ban, được cài đặt ngay trong chính tâm khảm của chúng ta. Như Phật đã dạy: “ngọc báu ma-ni để ngay trong trong tâm khảm các con, phải đi tìm cầu ở đâu xa”.

Chân lý vốn giản đơn, cái gì càng giản đơn lại càng khó học. Do đó, cũng khó có một định nghĩa nào để có thể diễn tả hết được chữ Đạo.

Vậy Đạo phải chăng là các tiêu chuẩn chân lý mà chân lý là bất biến, chân lý chỉ có một và bất kỳ một hoàn cảnh lịch sự xã hội nào thì chúng ta cũng phải nhìn về cái gốc này. Đạo chính là đạo lý của dân tộc mà bao nhiêu đời nay các cụ đã đón nhận, các cụ đã rèn luyện, tổ tông ta đã trải nghiệm để chúng ta có một cái gọi là Đạo lý của đất nước. Đạo chính là nền nếp gia phong trong mỗi gia đình, của dòng tộc. Đạo chính là thiện căn trong mỗi con người.

“Nhân chi sơ tính là bản thiện”, tổ tiên chúng ta tổng kết vế này. Có nghĩa rằng, trong mỗi con người khi sinh ra luôn mang tính thiện, lúc còn nhỏ bản chất là thiện. Thế nhưng khi trải nghiệm, học hỏi “vén mây trời” để tìm hiểu thiên nhiên, phải tĩnh lặng thì chúng ta mới thấy được cái tinh túy của người cổ xưa, rồi tu đi, học đi, nhiều nhiều thế kỷ sau các cụ lại tổng kết “nhân vô thập toàn” có nghĩa trong con người, có phần thiện thì nó còn có cả phần ác.

Buổi sinh hoạt với sự tham gia của đông đảo các hội viên đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận

Đạo đơn giản là vậy, là những chuẩn mực sống, là chân lý bất biến, là bản tính thiện căn, là ngọc báu có trong chính trái tim mỗi người. Đạo ở khắp mọi, Đạo trong từng trang sách, trong từng quyển sách, trong mỗi lần giao tiếp, trong mỗi lần gặp gỡ, đều có bóng dáng linh ảnh của chữ Đạo, không phải tìm cầu ở đâu xa.

Và tại sao lại là Thức Đạo? Bởi trong mỗi con người có rất nhiều các lớp lang khác nhau, còn rất nhiều các hạt, còn rất nhiều các tế bào gốc bị ngủ ngầm, chưa được đánh thức. Theo như cổ nhân có dạy, bàn tay ta có 5 năm ngón, 1 là vận thân, 2 là vận nhà, 3 là vận nước, 4 là vận của Đông Tây và 5 vận của toàn cầu. 5 trong 1 luôn ẩn hiện trong mỗi chúng ta.

Trường đời còn dài, công việc còn nhiều lắm và chúng ta cần có Đạo, để đi trên con đường Đạo - Một đường Đạo chân chính, không thể thiếu được một chuẩn mực vô hình, một trục để cho tất thảy chúng ta từ hàng chí sĩ đến công nông thương, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược kể cả những người dư thừa kiến thức, cũng vẫn phải học Đạo. Bởi có kiến thức rồi cũng chỉ là nền tảng để mỗi chúng phải tôi luyện trong trường đời, chúng ta phải mang tất cả tri thức ấy làm gì cho đời và hiệu quả cuối cùng là chúng ta phải tự kiểm soát được mình trọng mọi lúc, ngày ngày, tuần tuần tháng tháng, năm năm. Một vận hội thiên can địa chi, một chặng đường tiền vận, trung vận, hậu vận, chúng ta có còn làm khổ mình và khổ người hay không? Ai không làm khổ mình và không làm khổ người thì ánh lửa đạo đã tỏa sáng.

Đạo là một đường tròn, cho nên chúng ta được đặt trên cái vòng tròn vô hình ấy. Vì  thế mà mỗi người có một hệ quy chiếu, mỗi người có một tầm nhìn, mỗi người có một điểm rơi tự do khác nhau. Và khi chúng ta lo công tính việc thì cách nhìn của chúng ta cũng khác nhau, dẫn đến ý kiến khác nhau và ý kiến khác nhau vì chúng ta thiếu đi một thước đo chuẩn vô hình cho nên chúng ta tranh luận đôi khi quá căng thẳng.Thế là hạt sân hiển lộ, nóng giận hiển lộ, chúng ta thiếu sự tinh tế để tất cả những ý kiến khác biệt làm sao phải đạt được đến cái thống nhất.

Bà Võ Hòa Bình (ngoài cùng bên trái) cũng đến dự và lắng nghe những chia sẻ của Bà Phan Oanh

Bản thể của vũ trụ là nhất nguyên, 9 tỷ người đứng trên cái vòng tròn này là 9 tỷ chỗ đứng, 96 triệu người ở Việt Nam ở trên cái vòng tròn lớn là 96 triệu chỗ đứng. Mỗi người đồng đẳng đều có cho mình một chỗ đứng. Đạo sẽ giúp cho chúng ta “quay đầu là bờ”, giúp cho chúng ta nhìn nhận lại được chỗ đứng của mình để thay đổi để vươn lên.

Trang đầu tiên, nói đến khái niệm về Đạo đã được lật mở trong buổi sinh hoạt lần thứ nhất. Đạo ở ngay trong tâm khảm của mỗi chúng ta. Vậy thì Đạo chính là các quy luật khách quan, đang vận hành và tác động chi phối đến con người, Đạo chính là các đường tròn nhỏ khác nhau, từ lúc sinh, khởi ban đầu cho đến lúc tử.

Ban tổ chức tặng hoa tri ân buổi chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh và Nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Sướng - Người dẫn chuyện tại chương trình.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh và bạn hữu tổ chức ra CLB làm cầu nối, làm một công việc ý nghĩa  “Đánh chuông Thức Đạo”. Chuông là mẹ, trống là cha, chúng tôi đánh thức mọi người. Để tạo duyên tu học cho tất cả mọi người, để kiếp làm người được trọn vẹn, ý nghĩa.

Mỗi buổi sinh hoạt như vậy rất mong mang đến cho tất cả Quý hội viên; từ các bậc trưởng thượng, các bậc cao niên đến những người đang sung sức và nhất là thế hệ trẻ, chúng ta muốn học Đạo thì phải đi tầm cầu và hành Đạo hàng ngày, hàng giờ, thật nhiệt tâm, thật tinh tấn.