KIẾN GIẢI ĐẠO NGHĨA VỢ CHỒNG DƯỚI MỖI GÓC NHÌN ĐỜI SỐNG

Có quan điểm cho rằng, trong cuộc sống tồn tại cùng lúc 3 đời sống: Đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống tâm linh. Dưới góc nhìn của 3 đời sống này, thì điều gì quan trọng nhất trong Đạo Nghĩa Vợ Chồng và phương pháp để kết hợp với nhau như thế nào cho hài hòa? Kính mời Quý hội viên lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh qua bài viết sau.

Cuộc sống chúng ta có 3 đời sống: Đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống tâm linh:

1. Đời sống vật chất là cơm áo gạo tiền, là những phương tiện vô vàn quan trọng để cho các cặp vợ chồng tổ chức một gia đình.

2. Đời sống tinh thần là đối trọng với đời sống vật chất. Có thực thì phải có siêu. Nếu như trong vòng tròn âm dương, chữ Đạo là một con đường thì chúng ta phải nhìn nhận cả một cái vòng tròn. Trong khi đó, tạo hoá Mẹ Thiên Nhiên sinh ra chúng ta trên những cái vòng tròn lớn, bé ấy chỉ đặt chúng ta có một điểm, một chỗ đứng, một hệ quy chiếu, một điểm rơi tự do. Khi khôn lớn, quy luật của trời đất sẽ đẩy người đó phải đi hết một đường tròn, một vòng tròn khép kín không đầu, từ sinh đến tử. Vậy chúng ta chỉ có một cách nhìn, một chỗ đứng, một điểm rơi tự do và khi chúng ta dịch chuyển, chỗ dịch chuyển ấy luôn luôn là mới lạ.

Trong mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng là một cuốn tiểu thuyết. Mỗi cặp vợ chồng có biết bao nhiêu sự kiện vui, buồn diễn ra trong một kiếp nhân sinh.

3. Đời sống tâm linh là các tiêu chuẩn chân lý chân chính. Chúng ta phải tìm  ra các mã số đo, phải thẩm thấu được những tiêu chuẩn rất vô hình, nhưng nó ảnh hưởng vô cùng đến hạnh phúc lứa đôi.

3 đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh nên hình thành một lúc

Nếu chỉ bằng tình yêu thì có những nhà vì yêu mà bỏ nhau. Tại sao? Vì yêu quá thành ghen, ghen quá thành kiểm soát, kiểm soát nhiều quá thành hờn dỗi, làm mình làm mẩy, thế là cuộc tình ấy đổ vỡ.

Tôi rất muốn tất cả mọi người hãy yêu nhau bằng chữ Đạo. Chữ Đạo bộc lộ ra một điều vô vàn căn cốt và cơ bản, đó là: Trái tim nào cũng có mầm ác, cũng có hạt sạn là tham, sân, si, nghi ngờ, kiến thủ, kiến chấp được xếp đặt nhưng lại tàng ẩn trong ta.

Tôn giáo không có lỗi. Tôn giáo là các phương tiện để đưa chúng ta về các tiêu chuẩn chân lý. Chỉ tiếc khi ngồi trà dư tửu hậu với nhau, chúng ta tranh cãi bậc giáo chủ nào cao, bậc giáo chủ nào thấp; bậc nào là đúng, bậc nào là sai; bậc nào ra đời trước, bậc nào ra đời sau? Điều này có nghĩa, chúng ta dùng một cái tâm phàm nhân tục tử để so sánh. Đây là cái sai vô cùng về phương diện nhận thức và lý luận.

Theo tôi, chúng ta phải trồng cả ba:

  • Muốn có Đức phải học Đạo.
  • Muốn làm Lãnh cũng phải có Đạo
  • Cái khái niệm Lãnh Đạo và Đạo Đức có từ bao giờ chúng ta không thể hoạch định được.

Tại sao Đạo Nghĩa Vợ Chồng tôi dành đến buổi thứ 4 cho 1 chủ đề. Việc này tôi có thể nói hết cả đời cũng không hết được đâu. Vì nó phụ thuộc vào nhân quả. Nhân quả ấy chúng ta gọi là nghiệp lực, là số phận. Nhân quả ấy đại thi hào Nguyễn Du đã viết:

“Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Những cặp vợ chồng là duyên 5 + 5, thì họ không phải là vợ chồng mà còn là những cặp bạn tri âm, tri kỷ. Tri âm có liên quan đến luân hồi, tri kỷ liên quan đến cuộc đời hiện hữu.

Trong 1000 cặp vợ chồng mới kiếm được từ 1 đến 3 cặp cân bằng 5 + 5 = 10. Còn lại, tạo hoá Mẹ Thiên Nhiên nghiêm khắc 1 cặp vợ chồng để mang tính bù trừ cho nhau: 6 + 4, 7 + 3, 8 + 2 và vô phúc thiểu hồng đức thì 9 + 1 (9 phần nợ, có 1 phần duyên). Những cặp vợ chồng này nếu thiếu đi chữ Đạo, sáng nắng chiều mưa trưa giông bão sẽ cãi nhau liên tục, đánh nhau khủng khiếp và cuối cùng họ lại chan hoà, cơm lại dẻo canh lại ngọt chỉ vì những đứa con họ cũng yêu quý.

Cho nên, sinh ra làm người thì chúng ta không phải chỉ có Đạo Nghĩa Vợ Chồng mà tất cả các mối quan hệ từ: Đạo làm con; Đạo vợ chồng; Đạo làm cha mẹ; Đạo với Giang sơn đất nước; Đạo với vũ trụ, trời đất; Đạo với huynh đệ trong nhà; Đạo với bạn hữu đồng nghiệp, đồng niên, học trò từ thuở chăn trâu đều phải có đủ 3 đời sống.

Chỉ tiếc là cái nhìn của chúng ta còn quá sơ mơ, khập khiễng, hay trong Đức Phật gọi chúng ta là các kẻ vô minh mà chúng ta không thể tìm được số đo, những cái chuẩn để làm gương, để tu tập, để ứng dụng.

Cho nên, theo tôi 3 đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh nên hình thành một lúc. Nếu xét về phương diện lý luận, phương pháp luận hay nhận thức, chúng ta nhìn đủ cả 3 đời sống này thì tôi khẳng định trên một chặng đường đi ngày hôm nay tốt hơn hôm qua, năm nay tốt hơn năm ngoái. Sau 5 năm, sau 10 năm thì tất cả mọi người dù là trí sĩ, dù là công nông thương, từ vua đến dân đều sáng Tâm Đạo và gia đình ấy hưng Đạo.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ.