HIỂU NHƯ NÀO VỀ CHỮ TÂM? TU NHƯ NÀO ĐỂ TÂM SÁNG, ĐỨC ĐẦY?

Đây là câu hỏi, BBT trích trong phần Đàm đạo hỏi - đáp tại Buổi sinh hoạt lần thứ nhất. Thưa Bà, Xin Bà cho biết hiểu như thế nào là chữ Tâm? Làm thế nào để Tâm sáng, Đức đầy ạ?

Đây là câu hỏi, BBT trích trong phần Đàm đạo hỏi - đáp tại Buổi sinh hoạt lần thứ nhất.

Câu hỏi: Thưa Bà, Xin Bà cho biết hiểu như thế nào là chữ Tâm? Làm thế nào để Tâm sáng, Đức đầy ạ?

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh giải đáp như sau:

Kính thưa tất cả các quý vị, nếu phần luận về chữ Tâm thì có lẽ cạn nghiên mòn bút. Và từ ngàn xưa các bậc thánh nhân đã dạy chúng ta rất nhiều. Còn hôm nay muốn mã hóa ra cho dễ hiểu thì tôi xin thưa, con người chúng ta có 2 phần. Một là cơ thể vật lý là cái thân, hai cơ thể năng lượng là cái Tâm. Như tôi nói lúc trước, vật chất không mất đi, chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Mở ngoặc đơn, sự chuyển hóa chính là cơ thể năng lượng là chữ Tâm. Nếu chúng ta có về hầu tổ, ai đó bước lên giàn hỏa thiêu thì cũng không phải lo nóng. Nóng là nghiệp nặng. Còn nếu phúc đức tràn trề, tôi tin sẽ có các vị thiện thần đến đón rước về hầu Phật.

Quay trở lại, vậy Tâm là gì? Tạm quy ước với nhau đây là những người chúng ta đang nhìn ở thế giới quan nhân sinh. Tôi nhắc lại nhân sinh là cái nhìn của người phàm trần ạ. Còn vũ trụ quan đây mới là cái nhìn của Phật tính ạ. Hôm nay tôi chỉ nói cái đơn giản nhất để cho mọi người hiểu cái nhìn của dương trần chính là hệ thần kinh, chính là phần linh hồn, phần siêu vật chất.

Cho nên nhân sinh quan là trục này ạ, vũ trụ quan là trục này ạ. Thì cái tầm nhìn này, chúng ta và những người hiện hữu có duyên ở đây, chúng ta đang học Đạo ở mức độ nhân sinh ạ. Tức là cái nhìn của người dương trần.

Và cái nhìn của người dương trần cũng có 2 phần ạ. Một cơ thể vật lý là bao nhiêu kg ạ, còn cái cơ thể thần kinh nói theo y học hiện đại nói theo nhà Phật là nghiệp thiện hay ác đi theo ta. Còn nói theo dân gian gọi là hồn.

Kính thưa cả nhà, nôm na chúng ta cứ hiểu như vậy, cho nên con người chúng ta bấy lâu ta có phương cách nhìn nhận thì chúng ta lại chỉ có thói quen nhìn cái thân thôi ạ. Còn cái Tâm chúng ta vẫn để dành, chính vì để dành cho nên câu lạc bộ này mới có một tiêu đề là Thức chữ Tâm.

Vì cái Tâm là năng lượng cho nên nó cứ điên đảo, và chúng ta rất khó kiểm soát. Tôi lấy ví dụ, chúng ta đang ngồi đây nhưng lại nghĩ đến cháu đang học ở Canada, chúng ta đang ngồi đây nhưng lại nghĩ nay là chủ nhật nó lại đi picnic, loáng một cái nó đã đi chỗ này, chỗ kia. Đức Phật gọi cái tâm này nó chạy lăng xăng như con khỉ. Vì vậy mà, buổi sinh hoạt hôm nay Nhà báo Hoàng Anh Sướng mới xin các cụ các ông các bà một quỹ thời gian là 5 phút để đánh những tiếng chuông kéo cái tâm về cái thân, mong sao cho chúng ta có những giây phút tĩnh tại hơn một chút thôi ạ.

Còn tu mà kéo được cái tâm về với thân, tôi dám nói nát xương lòi da, không phải dễ đâu ạ. Không phải chỉ vài ba tiếng chuông, vài ba lời hô hoán, hít vào thở ra là cái tâm nó trụ ngay được vào đâu ạ. Cho nên bạn cứ tạm quy ước như vậy,

Việc nữa ạ, vì chúng ta không nhìn thấy, vì chúng ta khó kiểm soát. Cho nên từ ngàn xưa các cụ có dạy tu  tâm dưỡng tính. Nói cho dễ hiểu hơn, cái tâm là nguồn điện còn cái thân là cỗ máy ạ. Nguồn điện càng lớn, càng sáng, càng vững chắc thì cái thân phải theo tâm.

Tôi sẽ nói thêm một câu nữa ạ. Tâm có hai phần thiện và ác, lại càng khó tu. Đã không nhìn thấy bằng mắt thường mà lại bị “Tạo hóa giỡn đùa” , trong cái cơ thể này, bộ não này cấy 2 phần thiện ác. Cho nên nhiều khi “cụ thiện” cụ buồn ngủ và “cụ ác” thức đó ạ.

Cho nên cơ bản con người chúng ta tốt là chính ạ, một tháng có thể sân một lần thôi, mà có khi cả tháng mới sân một lần, thậm chí cả đời cho đến lúc mẹ chia tài sản mới sân ạ. Còn bình thường 4 anh em yêu nhau vô cùng, vì miếng bánh này cụ chưa cắt để chia, cho nên chúng nó ngoan. Nhưng khi cụ chia phần nó mới ấn vào hạt tham. Hạt tham của mỗi người ai cũng có, kể cả tôi, tất cả mọi người, các bậc tu hành cũng có. Phải có những tính cách này mà Phật gọi là tam độc, chúng ta phải nhìn ra nọc độc chúng ta mới có thể tu tâm sửa tính được.

Hôm nay trong phạm vi rất hạn hẹp tôi chỉ có thể trả lời ngắn gọn như vậy để mong cả nhà thấy một công việc tu tâm để ứng xử ra thành chữ Đức, thì phải có chuyên đề chuyên trả lời về việc này. Mong cả nhà cảm thông. Xin cảm ơn!

Một số hình ảnh tại Buổi sinh hoạt:

Nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Sướng - Người dẫn chuyện, đồng hành trong các buổi sinh hoạt cùng CLB 

Mỗi buổi sinh hoạt CLB thường có sự tham gia của rất đông Quý hội viên đến từ Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.