CON ANH, CON TÔI, CON CHÚNG TA…

Dân gian thường nói: “Anh em nhiều khi là có duyên nợ kiếp trước, có duyên đủ để làm anh em ruột thịt trong kiếp này”. Nhưng trong một gia đình, có những đứa con cùng mẹ cùng cha, cùng mẹ khác cha hay cùng cha khác mẹ thì chúng ta cần làm như thế nào? Kính mời Quý hội viên cùng đón đọc những chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh qua bài viết sau!

Thưa Quý vị, đây là câu hỏi dành cho những nước cờ khó, những nước cờ phức tạp trong cuộc đời. Đã là anh em, nếu như chúng ta hiểu được nó là nhân, là duyên, thì chúng ta sẽ buông được cái tâm so sánh. Tại sao? Vì có những gia đình nhất là chúng ta đương nối giữa thế hệ trước với thế hệ sau, những người sống trong thời phong kiến lẫn người sống trong thời hiện đại.

Thời phong kiến được đa thê, đông con đông cháu càng là phúc lộc. Nhưng thời hiện đại cũng đa thê. Vì sao? Vì chúng ta yêu nhau bằng tình yêu thân xác chứ không yêu nhau bằng tình yêu tâm hồn. Thế nên biết bao nhiêu cặp vợ chồng 19 tuổi đã cưới, 20, 21 tuổi đã giải tán. Bởi vì sống với nhau không hòa chẳng thuận. Khi sống với nhau, thiếu đạo. Khi sống với nhau, hai nhất là bằng bét. Khi sống với nhau, Mặt Trăng đòi sáng, Mặt Trời đòi sáng, nhật - nguyệt tranh uy thì phải giải tán thôi. Và khi giải tán thì có thể chúng ta đi bước nữa, chúng ta có thể đón nhận cuộc hôn nhân khác, và trong gia đình ấy có rất nhiều các loại con. Con tôi, con anh, và con chúng ta.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ trong buổi sinh hoạt CLB Thức Thiện Tâm.

Nếu ván cờ đã mở thì tôi chỉ biết khuyên tất cả các bác các anh các chị, chúng ta đón nhận theo tinh thần Phật pháp. Nó là nhân và nó là duyên. Vậy nhân là chúng ta ban trao cho nhau tình yêu thương, đức hạnh từ bi và cả lòng vị tha. Để chúng ta kiến tạo ra cái ân đối với oán, là chúng ta sẽ giải được oán hờn. Còn nếu chúng ta nhìn nhân sinh quan, nhìn theo kiểu phàm nhân tục tử, ông mất chân giò, bà phải thò chai rượu, thì cái quan niệm này không dành cho những người có đạo.

Khi họ vui, họ muốn chia vui. Khi họ buồn, họ muốn chia sẻ cái buồn. Họ gửi gắm đức tin, họ cầu mong có trí tuệ để một, hai, ba, bốn, năm cái đầu chụm lại, chúng ta sẽ tìm ra được một phương cách giải thế cờ bí, tạo thế cờ hay và chúng ta không nuôi dưỡng phiền não trong tâm.

Tôi xin thưa, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nếu ai rơi vào những ván cờ khó xử, tôi không biết nói gì hơn, chỉ nguyện cầu là các bác, các anh, các chị các bạn thanh niên phải đi học đạo vì đó là hành trang vô vàn quan trọng. Không chỉ quan trọng mà nó còn là căn là cốt, để chúng ta tiếp trợ cho nhau vượt qua mọi các cung thử thách, vượt qua các kỳ thi mà bán giám khảo là các vị vô hình chấm thi.

Cho nên, nếu ván cờ đã hiện hữu ở thế gian này thì chúng ta chỉ cần mang pháp bảo của nhà Phật, đạo lý của nhà trời, thẩm thấu cái lý nhân và duyên để chúng ta nuôi trồng, trưởng dưỡng đức từ bi và cả lòng vị tha. Ở đây tôi muốn nói cụ ông cụ bà, các ông, các bà, các bác, các anh, các chị hãy mở cánh cổng vị tha để chữ đức của chúng ta tỏa sáng.

Chúng ta đừng bắc lên cái cân phàm nhân tục tử, mà chúng ta trở thành người bị mê lạc trong vòng xoáy ngũ dục. Ta phải đưa tâm lên những tầm cao nữa để có duyên gặp nhau kiếp này. Người hạnh phúc nhất trên thế gian này là người biết mang lại niềm vui cho người khác.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Theo Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh