BẠN BÈ CÓ PHẢI LÀ DUYÊN NỢ?

Các mối quan hệ cha con, chồng vợ, huynh đệ đều gắn bó bởi huyết thống, thậm chí tình vợ chồng còn có sự ràng buộc con cái nữa. Nhưng mối quan hệ bạn bè dường như không có gắn kết nào. Vậy tình bạn ấy có duyên, có nợ giống như tình vợ chồng, cha con, mẹ con hay không? Kính mời Quý hội viên đón đọc luận đàm, chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh về chủ này qua bài viết sau.

Chúng ta phải một lần nữa trân trọng tri ân Đức Phật! Ngài đã tìm ra cái lý nhân duyên “trùng trùng duyên khởi” trong mối quan hệ huyết tộc gia đình như cha con, vợ chồng, huynh đệ. Những bổn phận, những nghĩa vụ trong một gia đình hoàn toàn chúng ta giống nhau và giáo lý của nhà Phật gọi là sự bình đẳng.

Còn riêng bạn bè thì theo tôi, cái gốc, cái căn bản phụ thuộc vào căn cơ bản tính con người. Thật đáng thương và đáng tiếc cho những ai có bạn bè quá ít.

Tổ tiên ta có một câu: Khi về già được vui với Đạo và khi chúng ta học Đạo thì không ai học Đạo một mình, phải có bạn đồng học, phải có các bậc thầy chân chính dẫn dắt chúng ta đi. Vì thế, chúng ta nên dừng lại một nhịp với chủ đề bạn hữu để có thêm một sức mạnh thiên thần - sức mạnh của bạn bè. Theo tôi, chính trí tuệ, phẩm hạnh, gương sáng, tài năng của bạn bè là những yếu tố soi rọi để giúp cho mỗi con người tự hoàn thiện mình.

Tình bạn cũng có duyên, tình bạn cũng có nợ. Nếu như những công việc khiếu kiện, những công việc để lại các quan hệ không còn tốt đẹp nữa cũng chỉ vì chúng ta thiếu một chữ “Đạo”.

Thiếu chữ “Đạo” cũng là một trong những yếu tố để chúng ta chưa nhớ được cái lý nhân duyên Đức Phật đã dạy: Khởi nguồn từ vô minh, rồi từ vô minh chúng ta đương tu ở cõi phàm nhân ngũ dục. Trước khi đầu thai, chúng ta là những chủng tử, những hạt sáng, hạt vi tế trong trời đất. Và đến khi chết, chúng ta lại trở về cát bụi, nhưng lúc về cát bụi khắc này nó lại chia ra làm hai ngả - những hạt vi tế tỏa sáng và những hạt nặng bị lắng chìm đọa vào ba cõi tam đồ.

Tình bạn cũng có duyên và nợ.

Vì vậy, tôi xin thưa tất cả Quý hội viên, làm thế nào để chúng ta nuôi dưỡng được tình bạn? Làm thế nào để thông qua ứng xử tình bạn chúng ta phải đặt nó trên nền của nhân và quả? Và làm thế nào để mai này đến giây phút cận tử gặp những người bạn tri âm, gặp những người bạn mới, chúng ta sẽ nói: Nếu kiếp sau chúng ta được làm người chúng ta lại kết bạn với nhau bạn nhé?

Nhờ tình bạn, “ba ông thợ già hơn Gia Cát Lượng”. Đây là những giá trị mà tổ tiên chúng ta đã đúc kết, sức mạnh của bộ tam nếu gặp một nước cờ khó thì chụm ba cái đầu lại cờ hết thế bí. Nhờ tình bạn, chúng ta sẽ có thể giải được những nước cờ hanh thông trên đúng đạo trời, dưới an thế sự chứ không phải giải cờ để thỏa mãn ham muốn, được mất, hơn thua, thắng bại trong bản thể của mình.

Cho nên, chúng ta có một bậc thầy là những người bạn trí tuệ, trí tuệ giác ngộ là báu vật. Một cuộc đời mà bên cạnh chúng ta có nhiều người bạn trí tuệ thì là những báu vật mà chúng ta đã kiến tạo ra. Những người bạn đó sẽ tỏa sáng chữ duyên và bạn yên tâm, họ không phản bội bạn. Họ không làm bạn tạo ra các nghiệp xấu mà họ sẽ giúp bạn vượt qua mọi kỳ thi, mọi khóa thử. Chúng ta gọi họ là những người bạn tri âm, tri kỷ.

Tri âm là kiếp cũ, tri kỷ là tâm đầu ý hợp kiếp này. Ngay kiếp này ta lại ứng xử thật tốt để chúng ta có vốn liếng trở thành những người bạn tri âm của kiếp sau. Trùng trùng duyên khởi chúng ta lại quay về giáo lý của nhà Phật và giáo lý Ngài đã dạy chúng ta, phương pháp Ngài đã dạy chúng ta đó là minh triết đứng trên tất thảy mọi sự minh triết.

Vì thế, tôi rất mong là trong tình bạn của chúng ta, chúng ta hãy kiến tạo để tỏa sáng chữ duyên và đừng mắc nợ nhau. Vì mắc nợ nhau là chúng ta đã tạo thêm tội mới.

Xin chân thành cảm ơn!

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh