QUAN ĐIỂM NHO GIÁO VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ DƯỚI GÓC NHÌN TÂM LINH

Trong lịch sử những nước Á Đông trong đó có Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ thường bị xem nhẹ. Theo quan điểm Nho học, người phụ nữ tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Người phụ nữ không được đứng lễ tế, không thể nối dõi tông đường. Tại sao lại có những quan điểm đó và những quan điểm đó có gì đúng sai dưới góc nhìn tâm linh? Kính mời Quý hội viên và độc giả lắng nghe góc nhìn của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh qua bài viết sau!

Dưới góc nhìn tâm linh, tôi muốn chúng ta dành 1 chút thời gian để xếp lại phương diện nhận thức của cái nhìn có cả 2 chiều – chiều nhân sinh và chiều vũ trụ.

Thưa các quý vị! Khi nói đến người Việt Nam, chúng ta tự hào chúng ta có Mẹ Âu Cơ. Và người đón nhận một sự thỏa thuận của người bạn đồng hành để ở lại quê hương đất nước, nuôi dưỡng 50 người con khôn lớn để 50 người con đi xa theo cha xuống biển. Đây là truyền thuyết nhưng nó đã sống suốt hơn 4000 năm lịch sử. Cho nên, với câu chuyện đầy tính nhân văn ấy, phải chăng đó là động lực để thôi thúc những người phụ nữ Việt Nam ở mọi vương triều, ở mọi thế hệ chúng ta hết lòng một dạ để ở lại nhà, giữ gìn ngôi nhà, nuôi dạy đàn con cho khôn, cho lớn.

Tôi xin thưa các quý vị! Dưới góc nhìn của những người có đạo pháp chân chính thì ai trong chúng ta cũng hiểu được rằng, người phụ nữ Việt Nam đã đón nhận những giáo lý cao cả của Đạo Lão, Đạo Nho, Đạo Phật hội tụ lại trên đất nước Việt Nam. Và người ở lại, Mẹ Âu Cơ đã dạy cho chúng ta Đạo Phật, Đạo Trời, Đạo Tổ nhất nguyên. Vì thế trong quá trình phát triển của lịch sử có rất nhiều hệ quy chiếu, có rất nhiều đường tròn ở các góc độ khác nhau.

Bổn phận người phụ nữ

Nhân dịp Ngày Phụ Nữ Việt Nam, tôi có thể nói, từ cổ xưa chúng ta đã có những người như Bà Trưng, Bà Triệu, như Đức Mẫu Nguyên Phi Ỷ Lan. Trong cuộc trường chinh kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã có biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam đã tiễn chồng, tiễn con đi xa. Các phong trào phụ nữ ba đảm đang ở khắp mọi nơi, ở khắp mọi chỗ đó là động lực, là nội lực cho Việt Nam đứng vững trên mọi trận địa. Tay súng, tay cầy, việc nhà, việc nước, gánh vác thay chồng thay con.

Phụ nữ Việt Nam đón nhận những giáo lý của Đạo Lão, Đạo Nho, Đạo Phật hội tụ lại trên đất nước Việt Nam. Nguồn ảnh: Internet

Thưa các quý vị! Theo truyền thống dân gian của người Việt Nam, phụ nữ có thêm 2 vía: làm mẹ và làm vợ. Và có lẽ chỉ có Đạo Lão và Đạo Nho họ có cách nhìn và cái nhìn “duyên sinh” sẽ kiến tạo ra rất nhiều các phương pháp để quy định, để ước lệ, để răn dạy người phụ nữ phương Đông. Đất nước Việt Nam chúng ta nằm trong cái nôi phương Đông.

Minh triết Mẹ Thiên Nhiên đặt ở phương Đông, chứ không phải đặt ở phương Tây. Cho nên, cho đến thời vận hiện nay, không biết có bao nhiêu các nhà khoa học thực nghiệm đã quay về phương Đông để tìm các giá trị mang tính cốt lõi mà chúng ta quen gọi là các tiêu chuẩn chân lý. Vậy phụ nữ Việt Nam, phụ nữ phương Đông có thêm 2 vía là để làm vợ và làm mẹ. Đây là cái nhìn trong dân gian. Đây là cái nhìn mang tính kết thừa. Theo tôi nó chứa đựng những minh triết cao cả. Mặc dù phụ nữ có 9 vía nhưng cho đến thời kỳ hiện đại như thế này, chúng ta cũng chưa thể chế tạo ra loại máy móc để đo, để cân, để thấu tỏ, để tính toán hệ kinh lạc của con người. Nó vẫn ở một cơ thế 5 năm, ai tin thì tùy, ai không tin cũng chẳng sao.

Xong, phụ nữ là sản phẩm của thiên nhiên. Mẹ Thiên Nhiên đã ban tặng cho người phụ nữ thêm 2 tố chất, đó là bản năng của một người làm vợ và bản năng của người làm mẹ.

Thứ nhất là làm vợ. Một người vợ phải xuất gia phải tòng phụ, xuất giá phải tòng phu. Tức là, ý nghĩa muốn nói người phụ nữ phải thủy chung. Một kiếp nhân sinh chúng ta không thể nhận một người đàn ông một đứa con, cho nên phải chăng các bậc Thánh Nhân như Lão Tử, Khổng Tử đã răn dạy chúng ta: Hỡi tất cả những người phụ nữ, hãy sống, hãy ứng xử theo đúng định luận của càn khôn, quy luật của trời đất. Đất nước Việt Nam chúng ta cũng bị ảnh hưởng Đạo Lão, Đạo Nho cho nên cái này đã ăn sâu vào tiềm thức của tất cả các vương triều kể từ khi dựng nước đến ngày hôm nay.

Thứ 2 đó là chức năng làm mẹ. Trong hệ thần kinh có một đặc thù, đó là cả 2 vợ chồng cùng nằm bên con nhưng con cựa mình là phản xạ của người mẹ luôn cao hơn so với người đàn ông. Phải chăng đó là tố chất, tư chất của 1 người mẹ.

Với góc nhìn tâm linh, thì tôi rất mong Quý vị chậm lại một nhịp để chúng ta cùng suy nghĩ. Nếu những ai ngưỡng mộ đạo pháp, thì chúng ta đều nhận ra rằng tạ ơn các bậc Thánh Hiền đã thấu tỏ những quy luật của trời, của đất, của càn khôn, đã viết lại sách, đã để lại những lời khuyên, đã ban cho chúng ta những lời dạy để chúng ta hoàn thành nhiệm vụ, phận chức và cả thiên chức làm người phụ nữ - Đó là làm vợ và làm mẹ.

Tôi xin thưa, trong quá trình phát triển của lịch sử, chỉ rất tiếc phụ nữ Việt Nam chúng ta để nhìn ra được một cái nhìn tròn trịa quả thực không có dễ. Đạo là một đường tròn. Nó có đủ 3 mối quan hệ: Gia đình - Xã hội - Thiên nhiên. Vậy nếu chúng ta chỉ nhìn mối quan hệ trong gia đình, mối quan hệ xã hội thì cái nhìn này gọi là cái nhìn nhân sinh quan. Cái nhìn của một người ở cấp độ phàm nhân tục tử. Đó là cái nhìn của tạo hóa ban cho chúng ta làm người.

Còn cái nhìn vô vàn quan trọng, cần thiết là khi chúng ta có cái nhìn nhân sinh đúng, thì không phải chúng ta bằng lòng, chúng ta thõa mãn trong tầm nhìn ấy. Chính vì vậy, nhân sinh quan phải có vũ trụ quan. Vũ trụ quan sẽ nâng cái tâm của chúng ta lên một tần suất cao hơn, thăng hóa hơn để chúng ta khép kín vòng tròn, để lúc bấy giờ chúng ta có thể nói một câu an nhiên tự tại là, con người là tổng hóa các mối quan hệ.

Tại sao nam giới và nữ giới ai cũng phải học Đạo?

Ai cũng có tầm nhìn ở những chiều không gian khác nhau. Song, nhiều khi chúng ta chỉ nhìn theo tín ngưỡng, văn hóa, tâm linh của đất nước Việt Nam. Chúng ta nâng lên đó là tín ngưỡng về thiên địa, về trời đất liên quan đến nhân sinh, chứ chúng ta chưa vượt ngưỡng để nâng cái tầm của chúng ta lên cái nhìn của Phật học. Phải chăng công việc hàng ngày bề bộn, gánh lo không biết bao nhiêu công việc: Đạo làm con, Đạo làm vợ, Đạo làm mẹ. Và trong thời buổi hiện đại có cả Đạo với giang sơn đất nước, đạo với thiên nhiên, đạo với trời đất. Chính vì lẽ đó, người phụ nữ theo tôi không đủ sức để tiếp bước lên các giai tầng đạo pháp ở những chiều không gian khác nhau như Phật học. 

Quay trở lại, chúng ta nhìn đến đâu thì chúng ta ứng dụng đến đấy. Cộng với người phụ nữ thêm 2 vía nên cái năng lượng sinh học của chúng ta gánh nặng hơn nam giới. Và chính vì gánh nặng hơn nam giới nên chúng ta luôn bằng lòng với tất cả những điều mà các bậc Thánh Nhân đã dạy. Chúng ta tuân thủ tất cả những ước lệ, những giới luật mà trong Đạo Lão hoặc Đạo Nho đã quy định cho chức phận của một người đàn bà.

Nhưng dưới góc nhìn của Phật học, đàn ông và đàn bà ai cũng phải tu để chúng ta đi đến giá trị công bằng. Chúng ta nên nhớ là chúng ta đang thiếu sự công bằng, cho nên Phật mới dạy chúng ta “đốt đuốc mà đi” để đến một cảnh giới là đàn ông, đàn bà được quyền bình đẵng giống nhau. Và trong thực tế, nếu ai có cái nhìn theo chương trình của Phật học, thì những người phụ nữ ấy không nói là phá vỡ - nhưng chúng ta sẽ bổ sung vào giới luật, chúng ta sẽ tinh tế hơn trong công việc sao cho lục hòa. Chúng ta sẽ kiến tạo cho chúng ta có cái nhìn âm dương cân đối. Cho nên trong Đạo có một câu “âm – dương cân đối”.

Xin thưa cả nhà! Để tu ra âm dương cân đối, chúng ta phải tu, phải học. Mỗi cuốn sách là một bậc thầy. Tôi thường nói với mọi người thân tình rằng, để đảm bảo âm – dương cân đối, tứ đại điều hòa thì chúng ta phải tu nát xương lòi da. Vì vậy, nếu Đạo là tiêu chuẩn chân lý thì cái Tâm và cái Tầm của anh nhìn đến cung bậc nào thì chúng ta sẽ đo vào cái nhìn tiêu chuẩn của cung bậc ấy.

Cho nên, chúng ta xuống đây, nam giới hay nữ giới đều có nhiệm vụ là xuống đây để học. Học để làm gì? Học để đi trả nợ. Và trong chữ Đạo có nội dung là những cuộc đi trả nợ. Chúng ta không được bàn giao, chúng ta không được biết mã số ở kiếp nhân sinh này nợ ai. Cuộc tu là cuộc đi trả nợ thì chúng ta không còn điều gì phải lăn tăn. Hãy tu, hãy tập, hãy chuẩn bị hành trang cho các việc đi trả nợ. Chỉ cần các quý vị có một cái tâm giác ngộ thì nặng mấy cũng vượt qua, nợ mấy cũng biết cách trả đúng theo quy luật của vũ trụ, quy luật của trời đất.

Một lẽ thứ 2, tất cả những người phụ nữ từ già đến trẻ chúng ta phải hiểu, chúng ta xuống đây không phải để đi trả nợ mà nhiều khi người quá tốt phải chấp nhận những phép thử. Nếu không in đậm dấu ấn là nợ, thì đây là những phép thử vô vàn nghiêm khắc. Vậy tôi rất mong, trong hành trang của chúng ta có cả hệ quy chiếu này. Chúng ta gặp những chướng ngại (tạm quy ước là khổ), chúng ta gặp những điều không hay nhưng nó vẫn cứ hiện hữu trong bản thể của chúng ta. Tu làm sao để chúng ta nâng cái tâm của chúng ta lên tầm cao mới. Phải coi tất cả những cái đó là lẽ thường tình.

Trong một cuộc chia sẻ hôm nay, tôi không thể nói cái nhìn nào là đúng, cái nhìn nào là sai. Mời tất cả các cụ, các bà, các bác, các chị, các cháu, giới phụ nữ của chúng ta hãy dung nạp vào hành trang của chúng ta phải đi học đạo để chúng ta nâng cái tâm của chúng ta lên nhiều chiều không gian khác nhau. Đó là mã số để chúng ta giải phiều, giải khổ. Và lúc bấy giờ chúng ta tự nhìn thấy chúng ta. Cái nào là tinh hoa thì chúng ta giữ lại. Cái nào cổ hũ, không hợp thời thì chúng ta đào thải.

Thưa Quý vị! Cõi này, Trái Đất này, ngôi nhà chung này, cõi Ta bà này, Phật dạy nó là vô thường. Hàm nghĩa của vô thường là nó đến rồi nó phải đi chứ không có cái gì đứng yên một chỗ.

Một lần nữa, nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam, tôi mong tất cả những người phụ nữ từ già đến trẻ, dù bận trăm công nghìn việc thì chúng ta phải dành ra cho chúng ta một chút thời gian để học Đạo. Và nhờ chữ Đạo, nhờ một tấm thẻ Đạo để chúng ta giải phiền, giải khổ. Trong con người chúng ta có một năng lực diệu kỳ, đó là nội lực và nội lực này kiến tạo thành trí tuệ, từ đó giúp cái khổ tan đi một cách nhẹ nhàng.

Theo Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh