LIỆU PHỤ NỮ CÓ CẤU TRÚC TÂM LINH ĐẶC BIỆT HƠN ĐÀN ÔNG?

Trong Đạo Mẫu, hình tượng người phụ nữ đậm đà hơn, nổi bật hơn. Trong các lễ chùa hay ngay trong cả CLB Thức Thiện Tâm, phụ nữ luôn đông hơn đàn ông. Điều này nói lên bản chất đặc biệt nào đó trong cấu trúc tâm linh của người phụ nữ hay không? Kính mời Quý hội viên lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh sau đây!

Bận trăm công ngàn việc nhưng phải chăng bản năng của người phụ nữ hay lam hay làm, hay học hay hỏi kết tinh lại ra một đức hạnh: mình sống vì người khác. Cho nên bản thể của ai có một đức hạnh mình sống vì người khác đã chói ngời công đức trời. Vì vậy, khó như tâm linh - vì đi về thế giới vô hình chúng ta thừa hiểu đây là công việc không dễ nhưng vì đức hạnh (bản năng trời ban) cộng với thực cảnh ai cũng muốn ra mã số hạnh phúc và bình an. Vậy nên người phụ nữ dễ đón nhận các tín ngưỡng, các tôn giáo. Người phụ nữ luôn chăm chỉ, chăm lo công việc nhà chồng hơn việc nhà mình rất nhiều.

Chính vì tất cả lẽ này, chúng ta thường thấy chùa to, đền lớn, người phụ nữ đi lễ đông hơn. Ngay cả CLB Thức Thiện Tâm, chúng ta có thể thấy phụ nữ đông hơn nam giới. Theo tôi đây là một phẩm chất tốt, đây là một phương pháp để cho người phụ nữ Việt Nam luôn có một phẩm hạnh là biết sống vì người khác.

5 quy tắc khi dâng lễ cần đặc biệt chú ý khi đi chùa ngày mùng 1 âm lịch

Phụ nữ đi lễ chùa nhiều hơn nam giới vậy có phải phụ nữ có cấu trúc tâm linh đặc biệt? Nguồn ảnh: Internet

Nếu một người phụ nữ đi chắp tay để cầu an cho gia đình, thì họ cũng xin cho bố mẹ, cho chồng, cho con và cuối cùng mới xin cho bản thân của mình. Tôi nhắc lại, đây là bản năng. Ngoài ra, phụ nữ chúng ra thêm 2 vía (làm mẹ, làm vợ) thiên lệch về âm. Phụ nữ nếu xếp loại thì cũng giống “Cái” cũng thiên về âm. Cho nên, cái lẽ của tự nhiên, cộng với phẩm hạnh của người phụ nữ, cộng với các trường lực minh triết trong càn khôn trời đất kéo người phụ nữ đến gần tôn giáo hơn, đến gần tín ngưỡng hơn. Họ chăm chỉ, chăm lo, chu viên hoàn tất hơn nam giới trong những công việc thờ phượng, gìn giữ tín ngưỡng, cúng lễ gia tiên tiền tổ.

Ở đây tôi có thể nói, ở Việt Nam chúng ta, nếu đi đến đền cho chùa lớn, chúng ta thấy hiện tượng không thể bỏ qua, đó là những chàng trai rất đẹp trai, khôi ngô, tuấn tú nhưng khi cất tiếng nói giống phụ nữ. Tiếng nói là âm lượng, là quả chuông, là nội lực sẽ phá vỡ vỏ bên ngoài. Tâm đoạt tướng mà. Những người này cũng thiên về công việc lễ nghi, cầu cúng. Chúng ta có thể nói họ có năng khiếu về lĩnh vực này thì đúng hơn. Những người rơi vào hoàn cảnh này, chúng ta phải có sự cảm thông. Những người rơi vào hoàn cảnh như vậy, nếu họ ngưỡng mộ tín ngưỡng nào đó, tôn giáo nào đó, pháp bảo tâm linh nào đó thì tôi cũng rất mong họ sẽ đi trong tỉnh thức chứ không đi trong mê lạc.

Vì vậy xoay công việc của người phụ nữ thì nó có ngàn vạn câu hỏi vô cùng, vô tận, nhưng phải chăng người phụ nữ đơn giản hơn đàn ông? Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc đến đâu thì cũng ví như cơi đựng trầu. Người đàn ông nếu hiểu sâu, thì bao giờ nó cũng dễ tỉnh thức hơn người phụ nữ chúng ta. Cái này phụ thuộc vào tầm nhìn, mà tầm nhìn phụ thuộc vào căn cơ. Căn cơ ấy phụ thuộc vào ngàn vạn mối quan hệ dẫn dắt người ta.

Cho nên, tôi rất mong tất cả người phụ nữ Việt Nam, nếu chúng ta có đi chùa, tôi khuyên không nên mang lòng tốt của mình để lễ thay cho nhiều người. Vì chúng ta có quan niệm một người đi chùa là đủ, một người nghe thầy giảng pháp là đủ.

Tất cả những công việc này chúng ta nên điều chỉnh vì cuộc tu là cuộc tự điều chỉnh và tự hoàn thiện mình để chúng ta trả lại sự tôn trọng của giới đàn ông và phụ nữ.

Theo Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh