“ĐẠO HỌC LUÔN GIỮ VƯƠNG VỊ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở NHIỀU QUỐC GIA”

Bất kỳ một quốc gia nào cũng đều đặt việc giáo dục là vương vị số một. Việt Nam chúng ta Đạo học nó gắn liền với đời sống nhân sinh. Chúng ta là những thế hệ hậu sinh. Chúng ta có quyền tự hào vì đất nước Việt Nam không phải chỉ có văn hóa mà còn có văn hiến.

“Trong quá trình chúng ta trở thành một con người thì “Tiên học lễ, hậu học văn” chính là nền tảng giáo dục của Việt Nam chúng ta.

Bất kỳ một quốc gia nào cũng đều đặt việc giáo dục là vương vị số một. Việt Nam chúng ta  Đạo học nó gắn liền với đời sống nhân sinh. Chúng ta là những thế hệ hậu sinh. Chúng ta có quyền tự hào vì đất nước Việt Nam không phải chỉ có văn hóa mà còn có văn hiến.

Trong công việc đào tạo, giáo dục, mặc dù Đạo học là vương vị số 1 trong các tổ chức, hệ thống của một đất nước. Nhưng Đạo học yếu hay mạnh còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, từng chặng đường, từng bước đi, từng đặc thù trong mỗi vương triều.

Trong triều đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh thì chúng ta thấy cụ Hồ là Chủ tịch nước, là một nhà văn hóa tâm linh, là một nhà văn hóa thế giới đã có tầm nhìn rộng lớn. Cho nên sau khi chúng ta giành độc lập thì chúng ta đã có một chiến dịch, khẩu hiệu diệt dốt. Muốn có trí tuệ, muốn có hạnh phúc thật sự thì không thể thiếu chữ Đạo. Và Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng dạy:

“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vị lợi ích trăm năm phải trồng người”

Vì vậy, theo bước của cổ nhân tất cả chúng ta đều nằm lòng một câu nói: “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Chính vì lẽ đó mà hôm nay trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ chúng ta cùng nhau đàm đạo một câu chuyện mà theo tôi muôn thuở nói không bao giờ hết. Bởi đã có bao nhiêu các bậc đại trí thức, những người kỳ tài, dù nghiên có cạn, dù bút có mòn cũng không diễn tả hết được các giá trị, vị thế cao quý của công việc đào tạo và giáo dục.

Trong tất cả mọi trường học, chúng ta đều nêu cao một biểu ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” và hôm nay vào buổi sinh hoạt với chủ đề “Giáo dục xưa và nay”,  tôi chỉ nói chúng ta đã có những thời kỳ không đồng ý để cho đưa sáu chữ vàng này vào các nhà trường. Nhưng rồi con người cứ phát triển và khi chúng ta giành được độc lập, giành được thống nhất đất nước thì tất cả các nhà trường đều giương lên sáu chữ thánh hiền “Tiên học lễ hậu học văn” này.

Ở đây tôi muốn thưa các quý vị, chúng ta đừng nhầm một khái niệm đơn giản nhất là lễ nghĩalễ nghi. Chỉ cần sai một dấu thôi là chúng ta đã dẫn từ thế hệ mầm non đến các trường đại học đi sai sai lệch.

Tôi xin thưa, lễ có nghĩa, nghĩa có lý và trong cái lý luận vô tận ấy chúng ta phải nạp vào hành trang cuộc sống nhận thức của chúng ta từ thuở ấu thơ. Cho nên chúng ta thường có khái niệm khi một cặp vợ chồng thành hôn mong muốn có em bé và khi thụ phấn, khai hoa thì cổ xưa đã có một câu nên giáo dục con từ thai giáo. Tức là từ trong bụng đã dạy con những tình yêu thương, những cái đẹp bất tận của nhân loại. Và tình thương ấy được nuôi dưỡng khi em bé đủ chín tháng mười ngày cất tiếng khóc chào đời. Xin thưa mầm thiện ấy đã được cài đặt, đã được nuôi dưỡng trong em bé sơ sinh.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh tại Buổi sinh hoạt CLB lần thứ 10 phát trực tuyến.

1.Các bậc làm cha, làm mẹ cần có Đạo.

Trong đào tạo, giáo dục, tôi muốn nói đầu tiên về vai trò, vị thế của các vị phụ huynh. Vậy làm cha, làm mẹ, việc đầu tiên chúng ta muốn có những đứa con ngoan. Chúng ta muốn có những đứa trẻ làm ấm lòng cha mẹ thì theo tôi với đề tài và mục đích của câu lạc bộ là THỨC THIỆN TÂM cho nên tôi rất mong muốn tất thảy các vị phụ huynh trang bị cho chúng ta có chữ Đạo.

Bởi vì sao chỉ một chữ thôi, nhưng trong chữ Đạo nó chứa đựng cả cõi hư vô, nó chứa đựng cả càn khôn vũ trụ, nó chứa đựng cả vạn vật chúng sinh, nó chứa đựng loài người chúng ta và trong cái vòng tròn cao qúy ấy, nó có cốt lõi và cốt lõi ấy là các tiêu chuẩn chân lý; là đạo lý, là khuôn vàng thước ngọc để cho chúng ta học làm người.

Vậy, muốn có những đứa con ngoan. Theo tôi, việc đầu tiên là cấp bậc phụ huynh, những anh sinh, những chị đẻ phải tĩnh lặng trong giây lát để nhìn vào mình, xem cái nhìn của mình đã tròn trịa chưa. Đạo là một đường tròn, Đạo là một vòng tròn khép kín được bắt nguồn từ lúc sinh.

Nhưng tôi muốn nói thêm, bắt đầu từ lúc thụ phấn khai hoa. Rồi sau một chặng đến khi sinh, rồi chữ Đạo sẽ là ánh lửa trí tuệ để dẫn dắt chúng ta đi từ sinh đến tử. Nếu như ai sớm tìm ra chữ đạo thì trong một kiếp nhân sinh, tôi xin thưa, không phải đi hết một vòng tròn mà chúng ta có thể đi được 2 vòng, 3 vòng, 4 vòng, 5 vòng, 6 vòng, 7 vòng và đến vòng thứ 7 là chúng ta đã vượt qua cái không gian mà Đức Phật gọi là vòng sinh tử.

Tôi quay lại chủ đề chữ Đạo. Đạo đạo làm con,  Đạo làm vợ, làm chồng, Đạo làm cha, làm mẹ, Đạo với giang sơn, đất nước, với vạn vật muôn loài và Đạo với trời đất. Cho nên trong chữ  Đạo ấy ẩn chứa lấp lánh những hạt minh châu, nó chính là phải học.

Cho nên hôm nay bàn về chuyện học, bàn về sự học. Tôi muốn nói thêm với tất cả các quý vị vì con người chúng ta hiện hữu có mặt ở trái đất này để làm gì? theo cái cảm thọ của tôi, chúng ta xuống đây để học. Chúng ta xuống đây để tu, chúng ta xuống đây để sửa, chúng ta xuống đây để rèn luyện, chúng ta xuống đây để mong không lãng phí cuộc sống làm người.  

Vậy sự học không dành cho riêng ai, mệnh sinh ra có làm vua thì vị vua ấy phải học làm người trước đã. Nếu đức cao tâm sáng, trí tuệ hiển lộ, tình yêu thương, lòng vị tha được khai mở thì tôi cam đoan vị vua ấy sẽ trở thành minh chủ, tiếng thơm lưu truyền muôn thuở và lịch sử phán xét công bằng. Nếu như không học, không tu, không sửa, không không rèn, không thuộc bài thì chắc chắn sẽ trở thành một vị hôn quân vô đạo và không tránh được nghiệp, lịch sử sẽ phán xét công bằng.

Chính vì cái vị thế vô vàn quan trọng ấy, cho nên theo tôi chúng ta rất cần có một nhận thức đúng. Chúng ta rất cần có những mối quan hệ gắn kết từ gia đình, đến nhà trường, đến xã hội.

Việc gắn kết này không mới, từ ngàn xưa cái sự gắn kết này đã được các bậc đại trí thức, thiện tri thức và tất cả các vương triều đều giảng dạy. Nhưng chỉ tiếc là khi chúng ta kế thừa, cũng rất nhiều lý do lịch sử cũng thăng trầm bao nỗi. Cho nên có những lúc chúng ta kế thừa được những truyền thống tốt đẹp ấy, nhưng có những lúc chúng ta cũng bị lãng quên đôi ba điều mà tôi gọi là cơ bản.

2.“ Văn dĩ tải Đạo”- Tất cả các thầy, cô giáo cũng cần có Đạo.

Nếu như phụ huynh cần phải có Đạo thì sang vị trí thứ hai là tất cả các thầy cô giáo, theo tôi phải có Đạo. Nói đơn giản, muốn có đức thì phải học đạo, muốn có đức phải hiểu đạo, muốn có đức mình phải tu đạo chứ không thể nói những lời suông.

Cho nên hôm nay đầu tháng 11 sắp đến, ngày 20 tháng 10 Ngày Nhà giáo Việt Nam cho tôi xin gửi lời kính chúc đến tất cả những người trồng nhân cho quốc gia, những người lái thuyền, những chuyến đò dọc, theo chiều dài của lịch sử và chiều dài của đất nước, những người làm công việc vô cùng trọng trách đó là thay trời, hành đạo. Văn dĩ tải Đạo rất rất rất quan trọng.

Cho nên tôi mong muốn chúng ta khi nhận một sự phân công lao động của xã hội. Các vị làm nhà giáo cũng cần hiểu, nghề là sự phân công lao động của xã hội, nhưng nghiệp là sự phân công lao động của vũ trụ.

Trên con đường học Đạo, tôi đã gặp rất nhiều các ông giáo, bà giáo, khi họ tâm huyết, họ hiểu được cái nghiệp trồng nhân cho quốc gia, họ hiểu được cái nghiệp được làm nhà giáo thì tôi thấy tất cả những con người ấy không họ đều rất thành công trong đào tạo, trong giáo dục, họ tỏa sáng. Và nếu như họ có thành lập những ngôi trường thì những ngôi trường ấy rất đông học sinh. Và nhờ đông học sinh mà họ làm ăn thịnh vượng.

Khi họ thẩm thấu trong công việc dạy học, nó là nghiệp do mẹ thiên nhiên phân công, gọi là phận sự, cũng được gọi là thiên chức cũng được, gọi là căn duyên cũng đúng, gọi là sự phân công lao động xã hội không sai. Nhưng tựu chung tất cả những khái niệm đó đều làm cho các ông giáo, bà giáo hiểu rằng mình là người lái đò – “Văn dĩ tải Đạo”.

3.Các tổ chức xã hội cũng cần hiểu Đạo để kết nối và sẻ chia

Đối tượng thứ ba, đó là các tổ chức hoạt động xã hội như; Đội thiếu nhi, đội thiếu niên, Đoàn thanh niên, phụ nữ, công đoàn…vv thì tất cả những tổ chức này gắn kết với gia đình và nhà trường để giúp cho các thế hệ trẻ hòa nhập vào cuộc sống đương đại.Tất cả những tổ chức này sẽ giúp cho nhà trường và gia đình định hướng và biết chắt lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại trong thời đại.

Tôi lấy ví dụ khi chúng ta bước vào hội nhập kinh tế toàn cầu, thì đào tạo, giáo dục phải đi trước để khi chúng ta mở cửa thì chúng ta phải giữ những gì là cốt cách tinh hoa của người Việt Nam, không để nó hòa tan nhưng chúng ta cũng phải biết sàng lọc, chọn lọc những tinh hoa của tất cả các quốc gia, của phương Tây, của các châu lục để mang về Việt Nam và tôi đủ đức tin rằng; đã đến thời kỳ cả nhân loại chúng ta có những cuộc giao lưu, hội nhập Đông Tây, từ kinh tế, từ chính trị, từ văn hóa, xã hội đến cả đời sống tâm linh.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh (phải) và Nhà văn nhà Báo Hoàng Anh Sướng (trái) tại Buổi sinh hoạt CLB lần thứ 10 phát trực tuyến.

Tôi xin thưa, gia đình, nhà trường và xã hội giống như cái kiềng ba chân không thiếu được một chân nào. Cho nên buổi sinh hoạt hôm nay nói về đào tạo, giáo dục thì phép đầu tiên tôi rất mong muốn tất cả các bậc phụ huynh, ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ công nhân viên ở mọi hệ thống đào tạo giáo dục của chúng ta và các tổ chức xã hội nên dành một tí chút thời gian lật từng trang sách để xem chữ Đạo các bậc thánh hiền, thông qua cả các tôn giáo dạy như thế nào để chúng ta có thêm hành trang.

Dân muốn giàu, nước mạnh, xã hội muốn văn minh chúng ta phải rất cần đến thế  hệ trẻ. Cho tôi nói lại một lần nữa, một đất nước muốn hưng thịnh thì công việc đào tạo, giáo dục phải đặt lên số một, người giỏi nhất nên vào sư phạm phải làm thầy, phải trồng nhân cho quốc gia thì chúng ta sẽ có một lớp người phát triển toàn diện, các con sẽ giàu nhân cách, các con giàu kiến thức, các con có thực tiễn.

Và tôi mong muốn, con trẻ của Việt Nam trong vận hội này sẽ trở thành công dân toàn cầu, chứ không phải chỉ trở thành công dân cho đất nước Việt Nam.

*Trích dẫn nội dung chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trong Buổi sinh hoạt CLB lần thứ 10 - Chủ đề “Giáo dục xưa và nay”.