2023-01-12 00:00:00.0

PHONG TỤC TẾT: Ý NGHĨA LỄ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

Theo quan niệm của người Việt Nam, nghi thức Ông Công Ông Táo này bắt nguồn từ Lão Giáo của Trung Hoa. Bắt đầu từ thờ 3 vị thần Thổ Địa, Thổ Công và Thổ Kì, tức là 3 vị thần cai quản bếp, nhà và đất. Khi du nhập vào Việt Nam, người Việt đã biến câu chuyện này thành một truyền thuyết rất hay, đó là truyền thuyết 2 ông 1 bà. Kính mời Quý hội viên và khán giả lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh về ý nghĩa của lễ cúng Ông Công Ông Táo!

23 Tết đã đi vào nếp sống văn hóa của người Việt Nam. Chúng ta là sản phẩm của thiên nhiên nên các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kì là các nguồn năng lượng ngay chốn tư gia, ngay nơi ta ở.

Nhiệm vụ của Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kì

Thổ Công mang năng lượng khí thiên tiên. Thần linh mang năng lượng âm tính. Áo quân vui bếp là năng lượng dương tính. Cho nên, chúng cứ nghĩ trong vòng tròn đạo có phần âm và phần dương nhưng chúng ta phải hiểu được cái dấu ấn, cái con cá âm – dương chính là khí thiên tiên để điều hòa âm và dương. Nếu như trong một gia đình 3 lượng khí này, 3 ông thần này cân bằng hài hòa thì bến thuyền ấy ngôi nhà ấy âm dương được cân đối. Chính khi được điều hòa rất tốt.

Vậy các vị thần này làm gì? Các vị ấy có nhiệm vụ thay Mẹ Thiên Nhiên, thay mặt các vị Trời và Thần để dõi bước chúng ta làm trong ngày, trong tháng, trong năm, trong khi gặp những chướng ngại khó, trong khi chúng ta đón nhận được phước lộc thịnh vượng.

Nhiệm vụ của các vị thần tại gia là ghi công và ghi tội. Nếu gia chủ sống đúng định luật của càn khôn, quy luật của trời đất, mang Đạo nhập thế ứng xử để tích phúc tích đức thì chủ nhà sẽ được ghi công. Còn ngược lại, nếu gia chủ vô thần vô đạo, sống trái với tất cả cái quy luật của càn khôn, trời đất thì họ sẽ tạo ra những nghiệp xấu, tội lỗi. Và nhiệm vụ của các vị thần phải ghi chuẩn chỉnh. Luật của càn khôn, trời đất rất công bằng.

Chúng ta hiểu rằng, nếu con người là sản phẩm của thiên nhiên thì chúng ta phải có bổn nhiệm:
1.     Tìm hiểu các quy luật của thiên nhiên mà bây giờ chúng ta thường gọi là quy luật khách quan.
2.     Tìm hiểu xong chưa đủ chúng ta còn phải có nhiệm vụ sống hòa thuận với thiên nhiên. Và khi đó chúng ta sẽ sống thiện lương. Con người sẽ là một sinh linh cao cấp nhất trên hành tinh này, là tác nhân bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ muôn loài đang cùng tồn tại và trường dưỡng cho vạn vật đang có mặt trên Trái Đất này.

Năm 2023 cúng ông Công ông Táo vào ngày nào? - Fptshop.com.vn

Nhiệm vụ của Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kì là ghi công và ghi tội. Nguồn ảnh: Internet

Lễ cúng Ông Công Ông Táo có bắt buộc không?

Nhà nào cũng cúng Ông Công nhưng nghĩa lý của cúng Ông Công thì không mấy ai “trà dư tửu hậu” để chúng ta trao đổi đàm đạo việc này.

Đã là vị thần của vũ trụ, ngày 23 Tết cúng cũng được, không cúng cũng được. Nếu gia chủ nào bận trăm công nghìn việc không có mặt tại gia đình nhà mình thì chớ có lo âu. Nhiệm vụ của các vị thần vẫn phải đến 1 nơi phải đến để trình công, trình đức. Công hay tội hay lỗi của gia chủ. Cổ xưa các cụ gọi là lên dâng trà. Chỉ bằng 13 câu thơ thôi sẽ gói toàn bộ những cái thiện nghiệp hoặc ác nghiệp của chúng ta sản sinh trong 1 năm. Còn những gia đình nào có điều kiện giữ được nề nếp gia phong theo Đạo học thì ngày 23 tháng Chạp, những gia đình ấy sẽ làm những quả lễ trang nghiêm, trân trọng. Vì chúng ta kế thừa tổ tiên biết ngày đó là ngày vô cùng trọng đại. Các vị thần thăng thiên về trời dâng công, dâng tội để Mẹ Thiên Nhiên, để càn khôn vũ trụ thấu tỏ.

Nếu chúng ta kiến giải bằng ngôn ngữ hiện đại, thì công đức của mỗi con người, mỗi gia đình là các nguồn năng lượng tích cực cao quý. Còn tội lỗi của mỗi con người, mỗi gia đình là chúng ta đã kiến tạo ra những năng lượng không tích cực.

Năng lượng tích cực đương nhiên phải thăng hoa để tạo ra quả ngọt. Còn năng lượng không tích cực đương nhiên phải chìm lắng xuống và chúng ta sẽ mất đi một cơ hội “đức năng thắng số”. Chính vì vậy, theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam, chúng ta chuẩn bị chăm lo tất cả những nghi thức để làm lễ Tết Ông Công Ông Táo.

Sai lầm cần tránh khi cúng ông Công ông Táo

Cúng Ông Công Ông Táo cũng được, không cúng cũng không sao. Nguồn ảnh: Internet

Tại sao lễ này lại cưỡi cá chép?

Con số 7 là con số vũ trụ, con số 3 là con số của Trái Đất này. Thống nhất mà đối lập: Có âm có dương phải có khí thiên tiên; có đời sống vật chất, có đời sống tinh thần thì còn phải có cả đời sống tâm linh. Táo Quân vua bếp 2 ông 1 bà. Nam trù về dương, nữ trù về âm. Cho nên, tạo hóa sinh ra 3 thần bếp lãnh nhiệm vụ phân dương khí cho nên gia chủ. Dương là 2 ông thần và có 1 cụ bà mang điện tích âm.

Và tất cả những sinh linh loài bơi cũng mang điện tích âm. Cho nên, khi Cúng Ông Táo Bà Táo, người ta cúng cá chép. Các vị thần chủ dương ấy sẽ kết hợp một vật dẫn, một vật thể là âm để những nguồn năng lượng ấy “CÁ VƯỢT VŨ MÔN”. Tốc độ của các vị thần sẽ đến các cõi trời rất nhanh.

Cưỡi cá chép về trời còn hàm nghĩa, con người tu vạn vật tu và tất cả các sinh vật loài chạy, loài nhảy, loài bơi có hiện hữu ở Trái Đất này đều có ý nghĩa, đều có khả năng trường dưỡng cho nhau. Không phải chỉ con người chúng ta mà những vị thần vẫn được thụ hưởng những nguồn năng lượng cao quý ấy. Cho nên, khi lễ Ông Công Ông Táo, các cụ thường dâng cá chép. Đấy là vật dẫn nhưng đồng thời cũng muốn nói lên khát vọng của muôn loài, vươn đến những cảnh giới tốt đẹp, những năng lượng tích cực và cao quý.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh