2023-01-31 00:00:00.0

PHONG TỤC TẾT: Ý NGHĨA DỰNG CẶP MÍA DỰNG 2 BÊN BAN THỜ

Trong nghi lễ đón Tết cổ truyền Việt Nam, bên cạnh “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, thì còn có 2 cây mía dựng 2 bên bàn thờ và cây nêu dựng trước ngõ. Đây là những tập tục mang hàm nghĩa triết tự rất cao.

Nếu như cây nêu dựng trước ngõ mang ý nghĩa xua đuổi tà ma và mong cầu cho một năm mới bình an, mùa màng tươi tối, quốc thái dân an, thì cặp mía dựng 2 bên ban thờ ngày Tết – nói vui là mua một cặp mía để làm gậy cho các cụ về ăn Tết. Còn hàm nghĩa của nó, đó là phúc âm, đó là cây sào để chống, cây sào phúc đức. Nó chứa đựng quá khứ, hiện tại và tương lai.

Mía có từng đốt, có đốt ngon, có đốt lành, có đốt sâu, có đốt mọt. Các cụ dạy rằng, một kiếp làm người con đừng có xin, con đừng mong cầu muôn việc thịnh vượng, mà con làm người con phải học Đạo để không may những lúc “duyên sinh nghiệp hiện”, những lúc chúng ta phải trả nghiệp. Ví dụ: nghiệp báo thân – là báo thân, nghiệp tài lộc – là tiền của, nghiệp tinh thần – là phiền não.

Trong các mối quan hệ, nếu như ai quan tâm đến dịch học, đến lá số tử vi hoặc chiêm tinh thì chúng ta thấy, ít nhất chúng ta phải chịu tác động qua lại thịnh và suy, lành và dữ, tốt và xấu với 12 mối quan hệ.

Cặp mía là giây khắc chúng ta dừng lại để nhìn vào mình. Tổ tiên chúng ta chỉ cho chúng ta mua cây mía về thờ ngày Tết ý muốn nói: Con là của chúng ta, con là của trời đất xuống đây là để học. Tổ tiên cho phúc âm là cái sào chống để con vượt can qua, để cho con phương trưởng, để cho con thành công.

Đầu năm, các cụ ban cho một thức quà ngọt ngào, khó quên. Cho nên, rất nhiều gia đình Việt Nam thì Tết đến không thể thiếu cặp mía dựng 2 bên ban thờ.

Theo Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh

--------------------------

Kính mời Quý hội viên và độc giả lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh qua video sau: Phong tục Tết: Ý nghĩa cặp mía dựng 2 bên ban thờ