2023-01-31 00:00:00.0

PHONG TỤC TẾT: TỤC TẢO MỘ NGÀY TẾT

Vào ngày 27, 28 hoặc 29 Tết, con cháu sẽ ra ngôi mộ của ông bà tổ tiên thắp hương để mời ông bà tổ tiên về nhà đón Tết cùng con cháu. Đây là một nghi thức tín ngưỡng âm dương hội tụ để khẳng định nhà đó có nề nếp gia phong, giữ được nề nếp gia phong được tinh hoa vốn quý của tổ tiên ông bà để lại.

Chúng ta sống và làm việc giống như là cái thân cái cành cái lá cái hoa quả, còn tổ tiên là nhân là gốc là nguồn cội. Vì vậy, chúng ta luôn luôn trân quý quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Chính vì thế, những ngày cuối tháng Chạp, chúng ta thấy người đi chạp mộ (tảo mộ), người đi chăm sóc mộ phần, người thắp hương, người dâng lễ như đi trẩy hội. Đây là điều mừng để làm cho chúng ta biết nhìn về quá khứ, trân trọng quá khứ để làm tốt công việc tương lai.

Vậy chúng ta mời các cụ đã về với thiên nhiên chúng ta nghĩ các cụ có biết không? Chúng ta nói các cụ có nghe tiếng không? Chúng ta làm những công việc hiếu nghĩa các cụ có thấu tỏ không? Có đấy.

Trong một gia tộc theo nề nếp gia phong chúng ta người nào nhập vai con trưởng trưởng họ thì chúng ta giữ lễ đến 5 đời. “Ngũ Đại Mai Thần Chủ” từ các cụ thứ 6 trở lên chúng ta chúng ta kính các cụ về với Mẹ Thiên Nhiên, mong các cụ hiển thần, hiển thánh.

Còn có những nhà nề nếp gia phong, người ta thỉnh đến “cửu huyền thất tổ”. Đây là những trường hợp vừa cá biệt vừa hi hữu. Bởi nếu 9 thế hệ thông thường các cụ đã ra đi rất có thể các cụ chỉ để lại tiếng thơm lưu truyền muôn thuở. Còn nghiệp còn lực 1 các cụ đã đầu thai, thì những cụ này sự linh thiêng không còn nhưng công đức của cụ phẩm hạnh của cụ đã kết tinh thành chữ phúc âm để cho con cháu.

Cho nên, có rất nhiều các dòng họ có 1 ngày ấn định là ngày giỗ tổ, có thể 7 đời, 15 đời có thể 9 đời nhưng không hiểu tại sao hậu sinh cứ kế thừa để giữ cái ngày đó làm ngày giỗ tổ.

Tảo mộ ngày tết là gì, ý nghĩa giáo dục của phong tục này?

Cứ vào 27, 28 Tết con cháu thường đi tảo mộ, mời ông bà tổ tiên về đón Tết. Nguồn ảnh: Internet

Thật minh triết thật sâu sắc vì người được ấn định giỗ tổ ấy, công đức phải vô lượng, đức hạnh phải tỏa sáng. Và cụ đó phải là gương sáng để cho các con các cháu noi theo thì tổ tiên ông bà chúng ta mới chọn ngày nhật kị của cụ thành ngày giỗ tổ cho cả một dòng họ quay trở về. Nếu các cụ đã đi đầu thai sự linh thiêng không còn nhưng giá trị về tinh thần và gương sáng của cụ sẽ sống muôn thuở bên các con các cháu. Việc thứ 2 các cụ bị đọa xuống 9 tầng địa ngục khó về. nhưng là huyết thống cụ sinh ra bao nhiêu công, bao nhiêu lỗi thì không có cụ thì không có chúng ta.

Trong bản thể của mỗi con người nhân vô thập toàn một kiếp nhân sinh, chúng ta không thể đòi hỏi tròn trịa, có lầm có lỗi và khi các cụ trở về với mẹ thiên nhiên dù có ở mọi khung trời địa ngục nào thì ngày tư ngày Tết con cháu vẫn trân quý vẫn hiếu nghĩa vẫn thỉnh mời.

Còn về được hay không là quyền trời phép đạo. Có thể nói, người chết chưa hết, Trong dân gian chúng ta gọi là linh hồn, trong Phật Đạo chúng ta gọi là nghiệp lực. Còn chỉ có 1 điều khó là kể từ giây phút cận tử đến khi chúng ta kết thúc để chuyển hóa đi đầu thai ở 1 nơi nào đó trong các cõi thì lúc bấy giờ mới kết thúc một chương trình làm người.

Kể từ khi thụ phấn khai hoa đến lúc bé ra đời là một chương trình, từ khi ra đời sinh, trưởng thụ rồi lại tà chúng ta đến giây phút cận tử là giây phút cận tử là chương trình thứ 2, chương trình 3 nghiệp, linh hồn tùy duyên các vị suy tưởng nhưng tôi tin năng lượng không mất chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Chỉ có cái khó là sau giây phút cận tử người ra đi đi về đâu? Đi về cõi sáng hay về cõi tối? Đã về đất Phật hay chúng ta vẫn quẩn trong 6 ngả luân hồi.

Chúng ta mời các cụ nghe tiếng, chúng ta cung thỉnh các cụ về đây , còn về bao nhiêu cụ thì cũng không ai tính đếm được. Nhưng có không? Có. Về không? Về bên con bên cháu. Và trong gia đình các con cháu có những người có cấu trúc năng lượng sinh học đặc biệt được khai mở được tu dưỡng rèn luyện thì có thể được cộng hưởng với nguồn năng lượng của ông bà tổ tiên quá khứ. Việc này con người chúng ta có thể làm được, tiếp cận được. Chỉ e chúng ta thiếu đức tin, công phu tu tập mà thôi.

Khi chúng ta đi chạp mộ, tôi dám khẳng định chúng ta thỉnh mời các cụ có về, về bên con bên cháu 3 ngày lễ. Ngày xưa là 7 ngày Tết, đến mùng 7 mới hạ cây nêu. Tất cả những nghi thức đều có lý lẽ của nó, chỉ có điều chúng ta hiểu về nó còn quá đơn sơ.

Khi các cụ về ăn Tết, các cụ vui hay buồn, hoan hỉ hay không phụ thuộc vào đàng con cháu có đạo, có tâm, có hiếu, có hạnh, có nhân, có nghĩa hay không. Đừng nghĩ các cụ về hương Tết. Có hưởng không – hưởng. Bởi bông hoa có năng lượng, mâm ngũ quả có năng lượng, mâm cỗ ngày 30 có năng lượng, mâm cỗ ngày mùng 1 Tết có năng lượng và người ta nhìn vào ban thờ, nhìn vào mâm cỗ là chúng ta có thể đánh giá ngay đội ngũ con cháu. Biết trân quý tổ tiên, kính trọng tổ tiên và quan trọng biết thừa kế tinh hoa phúc âm của tiên tổ.

Tôi mong mọi người hãy tin để chúng ta đừng gặm nhấm đừng làm hao mòn âm phúc của tổ tiên. Cho nên âm dương hợp nhất làm cho không khi trong gia đình đầm ấm trang nghiêm, làm cho thế hệ trẻ biết trân trọng quá khứ, huyết thống, để hướng đến tương lai kế thừa những gì là tinh hoa văn hóa của dòng họ tổ tiên. Vì vậy mà Lễ Tất Niên vô vàn quan trọng. Nếu nhưng chúng ta sống trái đạo, trái luật, làm hao phúc, làm tổn đức, các cụ sẽ buồn. Không thiếu gì những nhà kế thừa rất nhiều hoa lộc của tổ tiên đất đai nhưng bán tào bán huyệt để hưởng để lầm đường để lạc lối thì theo tôi khi Lễ tất niên các cụ về sẽ rất buồn.

Vậy lễ có nghĩa, nghĩa có lý những cái nghĩa lý mang tính chân gốc này mong chúng ta cùng nghe để có cái nhìn gặp nhau ở 1 điểm. Vì tất cả các nghi thức tâm linh nếu không có người kiến giải chúng ta không trao đổi thì chúng ta dễ bị mê bị lạc đi vào con đường mê tín dị đoan.

Theo Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh