HIỂU ĐÚNG VỀ “TIÊN HỌC LỄ” VÀ GIÁ TRỊ CỦA LỄ TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN SINH

“Tiên học lễ - Hậu học văn” là lời dạy cao quý của các bậc thánh nhân đã thẩm thấu và đi vào vào lòng người, nhất là những người làm công tác đào tạo, giáo dục của nước nhà.

“Tiên học lễ - Hậu học văn” là lời dạy cao quý của các bậc thánh nhân đã thẩm thấu và đi vào vào lòng người, nhất là những người làm công tác đào tạo, giáo dục của nước nhà.

Khi luận đàm về chủ đề “Giáo dục xưa và nay”, CLB Thức Thiện Tâm trong buổi sinh hoạt lần thứ 12 với sự tham gia của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh, Bà đã đưa ra những kiến giải, những sẻ chia đúc kết, mong góp một phần nhỏ bé để cùng Quý Hội viên, Quý Bạn đọc làm sáng tỏ hơn lời dạy của cổ nhân, của các bậc thánh hiền.

Việc đầu tiên, “Tiên học Lễ” chúng ta có thể hiểu đó là phần giá trị vô hình, siêu nhiên, là phần âm. Bởi Đạo là một vòng tròn khép kín, trong đó có cả phần âm và có phần dương. Phần âm ở đây chúng ta tạm quy ước với nhau đó là các giá trị tinh thần, là cái siêu nhiên, nó nằm trong phạm trù siêu vật chất. Còn phần dương là phần hữu hạn, là cuộc sống thường nhật.

“Tiên học lễ” là các giá trị tinh thần phi vật thể.“Hậu học văn” là chúng ta mang sự hiểu sự biết ấy, thẩm thấu ấy, những khuôn vàng thước ngọc ấy vào đời sống ứng xử để chúng ta trở thành một con người phát triển không không chỉ toàn diện mà còn là toàn năng.

6 chữ của Thánh hiền đã đi vào tiềm thức của mọi người. Bởi ở bất cứ ngôi trường nào, qua nhiều thế hệ chúng ta vẫn bắt gặp biểu ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” được đặt tại vị trí trang trọng của các ngôi trường.

Có thể nói “Tiên học lễ” là minh triết, là các tiêu chuẩn chân lý để chúng ta học trong hành trình làm người. Chúng ta đừng nhầm chữ Lễ Nghi và Lễ nghĩa. Con người chúng ta sinh ra làm người, trong một kiếp nhân sinh thể nào cũng có giây khắc, chúng ta phải chặt tay. Đó là những lúc ông bà, cha mẹ chúng ta qua đời, trở về với mẹ thiên nhiên. Đó là những giây phút gia đình chúng ta có công việc trọng đại như: cưới vợ gả chồng cho con, đại diện gia đình, đại diện các chúng ta phải con chắp tay để cảm ơn tất cả các quan khách đã đến chúc phúc con mình. Hay khi chúng ta gặp một bậc thầy giáo, khi chúng ta gặp một bậc thầy thuốc mang ơn cứu tử, chúng ta không cũng không thể buông hai tay nói một lời cảm ơn giản dị mà bản năng con người chúng ta đều phải đưa tay lên ngực và xin tri ân, xin ghi nhận, xin cảm ơn vị thầy đó.

Lễ có nghĩa, nghĩa có lý. Đó là cả một kho tàng lý luận, một “kho báu” thâm sâu vô giá. Mong mọi người đừng chỉ hiểu chữ lễ là chữ lễ nghi thuần túy khiến cho con người chúng ta thụ động hoặc khi chắp tay, khiến nhiều người hiểu sai lệch là chỉ mang tính cầu xin.

Lễ còn bao hàm nguồn năng lượng cao quý vốn có trong thiên nhiên, là cầu nối  giữa con người với tự nhiên vũ trụ. Chữ lễ của cổ nhân, chữ lễ của thánh hiền, chữ lễ của các bậc đại trí thức, chữ lễ của các bậc thiện tri thức đã khởi sinh và truyền thừa suốt mấy nghìn năm theo chiều dài phát triển của nhân loại.

Tại sao “Tiên học lễ”, tiên học lễ mang các giá trị tinh thần nằm trong trạng thái cấu trúc siêu vật chất tức là vô hình, không nhìn được bằng mắt thường, không ngửi thấy, không nghe thấy. Do vậy nó khó tiếp cận và đôi khi chúng ta tưởng như nó không tồn tại.

Chúng ta cần có đủ ba đời sống đó là; đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh là gì? Đó chính là con đường chứa đựng các tiêu chuẩn chân lý, là khuôn vàng, có ngay trong bản thể của mỗi chúng ta.

Bởi trái đất này là nhị nguyên, trong âm có dương, trong dương có âm. Nhị nguyên là hữu hình. Cảnh giới của chúng ta là một ngôi trường để chúng ta được thỏa sức học hỏi. Đạo là một vòng tròn khép kín, khởi đầu là sinh và kết thúc là tử.

Cho nên việc học lễ không làm cho con người thụ động mà trong chữ KHÔNG của nhà Phật chứa đựng cả hư vô, trong cái SẮC của nhà Phật nó là những công việc cụ thể hàng ngày, công việc thường nhật tưởng chừng giản đơn ấy. Nhưng nó có số đo cụ thể, giúp con người ta từ trẻ đến già muốn hiểu thì chúng ta phải học lễ đầu tiên.

Số đo ở đây là gì? là chân lý, là khuôn vàng thước ngọc được đặt ở khắp mọi nơi, đặt ở khắp mọi chỗ và cuối cùng nó được đặt ngay trong trái tim và khối óc của chúng ta. Chúng ta đừng quá vội vàng áp đặt, cứ lễ là biến thành con người thành thụ động. Không mẹ thiên nhiên nghiêm khắc, mẹ thiên nhiên vô cùng nghiêm khắc. Một hành vi ứng xử có thể sinh ra công, một hành vi ứng xử có thể sinh ra tội. Một hành vi ứng xử có thể tạo ra nghiệp thiện, làm nên phúc lớn. Một hành vi bất thiện tạo có thể tạo ra nghiệp ác, khiến một kiếp nhân sinh của chúng ta phải cài số lùi. Cho nên trong tất cả các kinh sách của nhà Phật thường có câu “đã được làm người là một điều rất khó”.

Vậy thì lễ là một phạm trù giúp chúng ta nhìn về nửa đường tròn còn lại trong vòng tròn Đạo đó, lễ mang giá trị nguyên mẫu triết lý, chứ đây không phải là việc đi cầu xin.Vì trong bản thể của chúng ta luôn có hai phần; một cơ thể vật lý là hữu hình, chúng ta thường phải ăn, thường phải uống, phải mặc. Đồng thời, trong cơ thể của chúng ta còn có các cấu trúc vật chất ở  một dạng siêu hình, đó là hệ kinh lạc, đó là hệ thần kinh, là hồn, là vía, đó dòng  điện vô hình. Mà điện năng có khỏe và trong sáng thì chúng ta mới được mạnh giỏi, đẹp đẽ.

Cho nên lễ không chỉ là các nghi thức, nghi lễ thắp hương cầu xin hằng ngày.  Hiểu chữ lễ như vậy, quả thật chúng ta chưa hiểu gì về chữ của các bậc thánh hiền. Cổ nhân đã dạy rồi, “Học ăn, học nói, học dạ, học thưa” hay “Dạy con từ thuở còn thơ”, đó là những giá trị tổng kết cao quý, là những phương pháp được đặt trong vòng tròn Đạo cao quý, chứ không đơn giản là chúng ta chỉ dạy con lễ thụ động.  

Lễ giúp cho con người ta biết trân trọng các mối quan hệ giữa hữu hình và vô hình. Mà vô hình trong trong triết học ngày nay chúng ta giảng dạy thường gọi là các quy luật khách quan này nó chính là mối quan hệ giữa con người với siêu nhiên, con người với tự nhiên, con người với vũ trụ trong hư vô.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh (phải) và Nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Sướng (trái) tại Buổi sinh hoạt.

Việc thứ hai, lễ giúp cho chúng ta biết trân quý những giá trị tinh thần, có nghĩa là chúng ta phải ý thức để tự tu dưỡng, tự vươn lên.

Để dạy được một đứa trẻ khi đến tuổi 15 ra khỏi nhà, bố yên tâm, mẹ yên tâm. Muốn được như vậy các bậc phụ huynh cần dạy cho con một cách căn cốt nhất về chữ lễ, thì chúng ta có thả con xuống núi nó sẽ thành những con đại bàng hùng dũng bay cao bay xa, luôn nhớ về nguồn cội, về tổ tiên, về đất nước, về dòng họ, về cấp bậc.

Lễ còn giúp chúng  ta chiến thắng được tham, sân, nghi mạn, kiến thủ, kiến chấp nó là những hạt sạn vô hình trong ta để nhìn ra hạt thiện. để khai mở, để tầm tưới, để một kiếp nhân sinh con người ấy tỏa sáng.

Nhờ có lễ chúng ta nhận diện được tham, sân, si, ngã mạn. Chúng ta có thể  kiểm soát nó, khống chế nó và có thể đẩy lùi nó ra khỏi cơ địa sinh học khi chúng ta tu đúng.

Một thực tế chúng ta từng biết có không biết bao nhiêu người rất tài, nhưng vì thiếu lễ mà con người ấy đã buông lơi để tham sân nhấn chìm và chính cái hạt tham ấy đã đốt cháy đi cả rừng công đức. Rất tiếc, vô cùng tiếc. Cho nên trong buổi sinh hoạt hôm nay tôi muốn nhấn mạnh một điều xin thưa tất cả các quý vị chúng ta hãy dừng một nhịp, dành thêm thời gian để luận đàm về 3  chữ “tiên học lễ”.

Cùng đồng quan điểm rằng: Lễ nghi chỉ là một phương pháp, một tử số trên một mẫu số vô tận. Nếu chúng ta thẩm thấu được điều này, chúng ta chuyển giao được điều này, chúng ta ứng dụng được điều này thì không cần phải nói đến vế thứ hai là “Hậu học văn”, thì chúng ta cũng đã hiểu.

Hậu học văn - Con người đầy ắp tính nhân, con người sẽ có đức tin, con người sẽ có đức trọng, con người sẽ còn đức vọng là mưu cầu hạnh phúc. Con người sẽ có đức tin, đức phúc. Nói như tinh thần của nhà Phật chúng ta sẽ giác ngộ được ba chữ Tiên học lễ. Khi ấy chúng ta sẽ tỏa sáng, sẽ hoàn thành được công việc làm người. Đạo làm con,  đạo làm vợ chồng, đạo làm cha mẹ, đạo với giang sơn đất nữa. Đạo với vũ trụ, càn khôn.

Chúng ta nhờ có chữ Lễ sẽ bảo vệ được môi trường, bảo vệ sinh thái, bảo vệ muôn loài trong ngôi nhà chung trái đất này.

Chúng ta có lễ, chúng ta sẽ biết khiêm nhường, khiêm hạ, khiêm tốn, khiêm cung.

Vậy tại sao lại có khái niệm khiêm cung. Hãy cung kính vạn vật, hãy cung kính tất cả những người chúng ta gặp gỡ trong một kiếp làm người. Nhờ chữ Lễ, chúng ta sẽ có rất nhiều bài học, kể cả bài học hay và bài học dở, để chúng ta  dung  nạp vào hành trang của chúng ta. Bài học dở là những bài học khắc cốt ghi xương để chúng ta không đi vào vết xe đổ.

Lễ dạy cho chúng ta các bài học làm người, giúp chúng ta nhìn nhận đúng về danh về sắc, về tiền bạc, công danh,…tất cả chỉ là những mảnh ghép trong hành trình sống. Lễ giúp cho chúng ta biết nắm giữ điều cần giữ, buông bỏ điều cần buông. Lễ giúp chúng ta biết trân trọng hiện tại, con người biết chắp tay, biết cúi đầu khiêm hạ khiêm cung sẽ có một cuộc đời an bình, biết ơn và biết đủ.

Ngày nay đôi khi người ta nhầm lẫn, người ta đánh đồng kiến thức là văn hóa, người ta đánh đồng lễ và lễ nghĩa. Thực tế kiến thức không không phải là văn hóa, những người giàu kiến thức, nhiều văn bằng, chưa hẳn đã là người giàu văn hóa. Cho nên nếu chúng ta chỉ chạy theo kiến thức thì đây là một việc nghiêng lệch. Vậy chúng ta đào tạo ra được một lớp người nghiêng lệch.

Do đó chúng ta cần có các tiêu chuẩn chân lý, cân bằng trong đời sống. Đó là con đường trung đạo, là minh triết. Mà theo lịch sử, minh triết được đặt ở Phương Đông. Thế nên người phương Đông luôn trân trọng giá trị tinh thần hơn người Phương Tây. Vì thế người Phương Đông lạc hậu hơn người Phương tây, đó cũng là phép thử của tạo hóa dành cho tất cả nhân loại.

Và hiện nay, chúng ta đang đối mặt với đại dịch covid 19. Những ngày sống trong giai đoạn này sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn nhận lại về các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên để chúng ta điều chỉnh, để chúng ta cân bằng, để chúng ta tròn trịa hơn, để chúng ta tìm ra được các tiêu chuẩn chân lý.

Trích dẫn từ nội dung chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trong Buổi sinh hoạt CLB lần thứ 12 ngày 5/12/2021.