“GỐC CỦA TÂM LÀ TÌNH YÊU THƯƠNG”

“Luận bàn về chữ Tâm”, đây là chủ đề vô cùng tận. Như đã chia sẻ ở các bài viết trước việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải “tu tâm dưỡng tính”, tu để nhìn ra nhận ra các chuẩn mực trong cuộc sống. Tu để trở lại về cái gốc của tâm, chính là tình yêu thương. Tu để chúng ta phát triển được tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả và sống trong một môi trường chỉ có tình yêu thương. Điều mà Đức Phật và các bậc thánh nhân, bậc đại tri thức đã răn dạy chúng ta theo suốt chiều dài lịch sử.

Tu để trở lại về cái gốc của tâm, chính là tình yêu thương. Tu để chúng ta phát triển được tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả và sống trong một môi trường chỉ có tình yêu thương. Điều mà Đức Phật và các bậc thánh nhân, bậc đại tri thức đã răn dạy chúng ta theo suốt chiều dài lịch sử.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ trong buổi sinh hoạt lần thứ 3 của CLB Thức Thiện Tâm

Bằng trải nghiệm tâm linh và đời sống của mình, Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ rằng: Nếu ở đời có 100 cái khổ thì 93 cái khổ toàn do người với người tạo ra. Tại sao chúng ta là những người thân yêu vô cùng mà lại cứ làm khổ nhau như vậy? Tại sao chúng ta là những người duyên lành từ bao kiếp để đến kiếp này được làm con, được làm vợ làm chồng, được làm cha làm mẹ, được làm anh em với nhau trong một gia đình, được ngồi chung một thuyền, làm chung một nghề, làm chung một nghiệp, cùng sinh thành ở Việt Nam mà chúng ta lại làm khổ nhau nhiều thế?

Một là chúng ta hiểu chữ Tâm còn quá sơ mơ, hai là ttrong đào tạo giáo dục của chúng ta chưa sắp xếp đào tạo thành một đường tròn viên mãn - một đường tròn của Đạo.

Mà hiện nay trong giáo dục đào tạo của chúng ta, trong gia đình, xã hội, nhà trường chúng ta đào tạo đang bị nghiêng lệch trên một nửa đường tròn, thuần dương thiếu âm.

Chính vì thuần dương cho nên chủ nghĩa vật chất được đề cao, chính vì thiếu âm cho nên đời sống tâm linh bị xuống cấp, chính vì không tròn trịa cho nên con người sinh ra đúng ra phải để yêu thương nhau nhưng chúng ta trót dại lại làm khổ nhau.

Sửa được không, là có sửa được. Sửa bằng cách hãy dùng chính tình yêu thương đó. Hãy yêu thương đi, từ bi đi và khi có đạo chúng ta còn phải làm thêm một phần việc nữa là hãy tha thứ cho nhau đi. Vì chúng ta đương ở cõi phàm nhân cho nên  tỉnh thức của chúng ta nó chiếm tỷ lệ cao lắm nhưng không mấy khi tổng kết, còn nhiều mê lạc.  

Tôi lấy ví dụ trong một ngày hay một tháng chúng ta tức giận mấy lần, ít thôi, một vài ba lần và chúng ta tử tế nhiều lắm. Vì cái tử tế này nó đúng quy luật của thiên nhiên cho nên không mấy khi rung động.

Nhưng những cái khổ đau nó xuất hiện, ngay lập tức nó làm cho chúng ta đau lòng và nhiều khi tư tưởng của chúng ta cố chấp rằng “sống phải để dạ chết mang đi”. Ai có suy tư này là tổn đức, hao đức, hãy “lấy ân để đối oán”, đừng “lấy oán đối oán” mà kết oán dài mãi không nguôi.

Vì thế cho nên xoáy quanh chữ tâm gắn với yêu thương thì chúng ta không làm khổ nhau, xoay quanh chữ tâm, tâm sáng thì chúng ta mới có tài.

Tại sao cụ Nguyễn Du lại viết: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Tài là những con người tỏa sáng hơn người nhưng nếu hơn người mà cái tâm không an định, cái tâm mà điên đảo thì người tài thường có nhiều đối thủ cạnh tranh; người tài hơn, người đẹp hơn, người giỏi hơn thành sao thì có nhiều người ngưỡng vọng và ngưỡng vọng chính là những thứ làm cho cái tâm xấu của chúng ta phát triển.

Cái gì cũng có 2 mặt, nên không phải dễ gì mà Đức Phật nói “khi các con tu phải khiêm hạ” tức phải hạ mình xuống.

Xoay quanh đạo làm người cho tôi nhắc lại, bàn tay có 5 ngón;

  • Đạo làm con,
  • Đạo làm vợ chồng,
  • Đạo làm cha mẹ,
  • Đạo với đất nước,
  • Đạo với Tổ quốc, đạo với thiên nhiên,

5 ngón tay này, còn mã số của vũ trụ là con số 7 thì nó còn 2 mối quan hệ nữa đạo với huynh đệ anh em trong nhà và cuối cùng là đạo với nô bậc tức là bạn hữu.

Cái này nó móc xích và nó liên quan đến 7 giai tầng năng lượng trong vũ trụ cho nên con số 7 lại là cái mật mã của vũ trụ, là con số của vũ trụ. Đàn ông cũng 7 luân xa, đàn bà cũng 7 luân xa, 1 tuần cũng 7 ngày, các bác chỉ làm 5 ngày thôi, 2 ngày nghỉ, nghỉ ở đây là khái niệm tương đối, nghỉ là có thể dở việc ở nhà ra làm tức là thay đổi trạng thái làm việc, chứ nghỉ không có nghĩa là ngủ.

Nghỉ không có nghĩa là đi chơi cho nên có rất nhiều các bậc phụ huynh ở đây sẽ bị các con nó lên án, tại sao ngày nghỉ mẹ lại dở nhiều việc ra để làm: nào sắp xếp nhà cửa, nào dọn dẹp, nào giặt giũ, nào đi thăm người A, người B, tất cả những cái đó nó giúp chúng ta thay đổi trạng thái công việc. Nếu 5 ngày chúng ta ôm máy tính thì 2 ngày kia chúng ta phải thay đổi cho nên tôi rất muốn từ chữ tâm này để cho các bác, các anh, các chị có một cái cách nhìn làm sao cho đúng để mang Tâm ứng dụng vào, hiện hữu trong cuộc đời chúng ta, an yên tự tại.

Khi chúng ta kiểm soát được cái tâm, rèn luyện được cái tâm, làm chủ được cái tâm thì chúng ta sẽ tổ chức được một gia đình có đời sống vật chất an yên, an vui. Đồng thời chúng ta sẽ tương tác hỗ trợ để giúp cho nhau đi đến đời sống tâm linh. Có nghĩa là chúng ta bắt đầu đặt chân vào con đường Đạo lớn để kết nối với thiên nhiên, sử dụng năng lượng của thiên nhiên. Và nguyện kiếp này sẽ mang nhiều lợi ích, làm cho cuộc sống của mỗi người trong gia đình chất lượng hơn và khi ra xã hội sẽ thể hiện ở một bình diện rộng lớn.

Chữ tâm vô biên cương, như đã nói ban đầu có “cạn nghiên mòn bút” cũng không nói hết được về chữ Tâm. Rất mong ở một góc độ tiếp cận phù hợp, chúng ta đồng thuận và cùng ứng dụng chữ Tâm vào cuộc sống với lòng yêu thương, lòng vị tha, đức hạnh từ bi.

Chưa đủ đâu ạ, có những nước cờ phải dùng đến cả hạnh nhẫn nhục khi gặp khó. Để mà tu cái hạnh nhẫn nhục thì đây là một việc khó vô cùng, không dễ nhưng nếu chúng ta hiểu được nó chỉ là một nước cờ trong một cuộc cờ thì chúng ta có thể hành xử bằng đức hạnh nhẫn nhục để mang lại hạnh phúc, an vui cho người khác, để không làm khổ mình và không làm khổ người.  

Cho nên CLB Thức Thiện Tâm mong rằng, tất cả những hội viên đã và đang sinh hoạt cùng CLB sẽ là những hạt giống tiên phong, mang về ứng dụng CHỮ TÂM là mang YÊU THƯƠNG về nhà.

Rèn luyện kiểm soát cái tâm mình để giảm tham sân si mỗi ngày và nếu chúng ta hiểu được chữ Tâm, dùng tình yêu thương và lòng vị tha thì tất cả mọi vấn đề  nhẹ tựa lông hồng.

Chúng ta mong rằng, người người có Đạo, nhà nhà có Đạo thì sẽ xóa đi những cuộc tranh cãi, những mâu thuẫn, những va chạm trong gia đình giữa mẹ và con dâu, giữa vợ và chồng, giữa anh em, hàng xóm.

Luận đàm về chữ Tâm - Từ nhận thức đến thực tiễn, ứng dụng chữ Tâm tình yêu thương vào gia đình, vào công việc.

Thức Đạo là đánh thức Tâm, tôi mong rằng chữ Thức này sẽ tỏa sáng, sẽ hiển lộ ra chữ Đạo, là một đường tròn để trong đạo nó có âm, có dương. Để hiển lộ ra chữ Tâm có tâm thiện, tâm ác. Và tôi chỉ ra cho mọi người rằng nếu chúng ta công phu rèn luyện Tâm thì chúng ta có thể mở được các mật mã vũ trụ ở trong ta, đó là tình yêu thương.

Phật dạy ạ, yêu thương là liều thuốc kỳ diệu chữa lành được tất cả mọi khổ đau phiền não cho đời. Chúng ta đừng vội nói rằng tôi có yêu thương, yêu thương ở cấp nào, yêu thương đến cấp nào mới cảm hóa được người hư, không dễ đâu.

Yêu thương tràn trề, sẵn vô cùng, yêu thương là bản năng thế nhân thì chưa đủ. Bởi chưa có đạo lực, bao giờ chúng ta phải có được tình yêu của hạt báu ma-ni hạt ngọc ma-ni thì lúc bấy giờ có đạo lực. Khi đó, người ta đương lạc, mình giúp người ta quay đầu là bờ, từ bến mê trở về bến tỉnh.

3 hạt xấu Phật đã dạy tham, sân, si luôn thường trực trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải tu từ tâm si mê tức là phải làm cái Tâm nó sáng lên thì tự nhiên cái sân, cái tham nó cũng dần biến mất. Khi chúng ta ứng dụng vào thực tiễn, chúng ta cố gắng phát huy điểm mạnh của mình để diệt trừ các tâm xấu đó.

Bởi Tâm của chúng ta chịu tác động của càn khôn, lẽ càn khôn biến hóa khôn lường. Cho nên, tri thức sự hiểu biết hay bằng cấp chưa phải là “công cụ” có thể loại trừ tham, sân, si.

Những người cho là đã học cao càng khó tu vì trong lòng họ chất chứa cái tâm tham rất lớn, cái tôi lớn. Kiến thức chưa gọi là văn hóa, kiến thức chỉ là một yếu tố, là một quà tặng, là một thứ rất cần thiết để cho chúng ta nhìn xa hơn, để cho chúng ta trông rộng hơn, để cho chúng ta ứng xử người với nhân tình thế thái, không làm khổ người, không làm khổ mình. Nhưng nếu thiếu đi thước đạo và thiếu đi một cái tâm trong sáng thì cũng khó thành công trong đời.

Vì vậy “có tài mà cậy chi tài chữ tài, chữ tài đi với chữ tai một vần”. Một câu minh triết đứng trên tất thảy mọi sự minh triết để dạy chúng ta làm người, tài rất quý ạ, nhưng tài phải tỏa sáng ạ, tài phải làm cho đại chúng chứ không phải có tài để phục vụ cho chính mình tỏa sáng, mình tỏa sáng mình vẫn lạc ạ, mình tỏa sáng còn cô đơn lắm ạ. Và nếu như chỉ mong mình tỏa sáng thì muôn thuở công đức rất nhỏ cho nên chữ tâm phải rèn luyện và có tâm ắt có tài, và người có tâm ắt có đức. Như vậy chúng ta tu Tâm phải cần có Đạo nữa, nó sẽ hiển lộ ra Đức. Để tất thảy mọi người, mọi nhà cùng sáng Đạo, cùng an vui.

Xin tri ân những chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh!