LUẬN BÀN VỀ CHỮ TÂM GẮN VỚI ĐẠO LÀM NGƯỜI

Từ ngàn xưa đến nay, có không biết bao nhiêu các bậc tri thức đã luận bàn về chữ Tâm, có lẽ nghiên đã cạn bút đã mòn, từ cổ xưa từ ngàn xưa các cụ đã dạy chúng ta một câu“làm người thì phải tu tâm”.

“Từ ngàn xưa đến nay, có không biết bao nhiêu các bậc tri thức đã luận bàn về chữ Tâm, có lẽ nghiên đã cạn bút đã mòn, từ cổ xưa từ ngàn xưa các cụ đã dạy chúng ta một câu“làm người thì phải tu tâm”.

Trong phạm vi sinh hoạt của CLB, Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh đã chia sẻ góc tiếp cận gần gũi với cuộc sống thường nhật; Luận bàn chữ Tâm xoay quanh Đạo làm người theo quy luật hoàn hảo của trời đất. Bởi đây được coi là nền tảng, là những bước chập chững để cho chúng ta đến cửa nhà Phật, để cho chúng ta đạt đến chân tâm, để cho chúng ta đạt đến giác ngộ, giúp cho chúng ta bước đến con đường giải thoát.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh

Tâm là gì, Tâm ở đâu, ở trong hay ở ngoài, ở trên hay ở dưới, đây là cả một vấn đề lý luận vô tận có trong minh triết của Đạo Phật, nếu như ai muốn nghiên cứu sâu về chữ Tâm thì xin hãy dành thời gian để đọc, để suy ngẫm trong bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Còn trong bài chia sẻ này, chúng ta tạm quy ước đó là những bài học sơ tâm gắn với Đạo làm Người.

Vậy tâm là gì? Trong y học phương Đông người ta có thể hình dung tâm chính là hệ kinh lạc, trong y học hiện đại người ta có thể tạm quy ước tâm chính là khoa thần kinh, trong dân gian tâm ở đâu, tâm chính ở phần hồn phần vía của mỗi con người, trong nghiên cứu tâm linh tâm ở đâu, tâm chính là cơ thể năng lượng sinh học nằm trong bản thể của chúng ta.

Vậy tạo hóa sinh ra con người là "một kỳ quan" nhưng trong đó có ẩn náu một sự giỡn đùa nghiêm khắc. Tôi lấy ví dụ một em bé sinh ra được 3,3kg, chúng ta có thể cân ngay cái cơ thể vật lý của bé nhưng cả quá trình phát triển của lịch sử của con người, đến đầu thế kỷ XXI này khoa học tiến như vũ bão nhưng chúng ta cũng chưa kiến tạo ra được một cái máy để đo toàn bộ hệ thống thần kinh năng lượng sinh học phần hồn phần vía của em bé sơ sinh. Có hay không một cơ thể vật lý là cái xác, có hay không một cơ thể năng lượng là linh hồn mà Phật học gọi là nghiệp.

Con người có thân, con người có tâm, chúng ta tạm quy ước ; Tâm là cơ thể năng lượng sinh học, thuộc về phạm trù siêu vật chất, ở dạng sóng, ở dạng năng lượng, ở dạng hạt, nó ở ngay trong ta và mắt thường cả 5 ngũ quan, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý chúng ta không nhìn thấy được.

Vậy, thân và tâm chúng ta có thể kiểm soát được phần nào? kiểm soát được phần thân hay kiểm soát được phần tâm?

Chúng ta chỉ có khả năng kiểm soát được cái tâm, còn cái thân hàng ngày chúng ta phải chăm sóc, dưỡng sinh, ăn mặc, làm đẹp, bồi đắp,… cho nó rất nhiều thứ nhưng cái thân bắt buộc phải tuân thủ theo quy luật của thiên nhiên “sinh, lão, bệnh, tử”.

Vì con người là sản phẩm của thiên nhiên, mẹ thiên nhiên cứ vận hành trong cái vòng tròn lớn, chúng ta là sản phẩm của người, vạn vật trên hành tinh này đều là sản vật của người, chúng ta phải tuân theo một cái quy luật uyên nguyên ấy, không ai cưỡng lại được.

Còn cái tâm, nếu chúng ta dừng lại 1 nhịp, 2 nhịp, 3 nhịp chúng ta thấy nó ở trong ta, nó đồng hành với ta, thì ta sẽ dành cho nó không chỉ là thời gian mà bao nhiêu công phu để chúng ta nhận diện nó.

Tu tâm, rèn tâm, luyện tâm và cái phép đầu tiên, tu tâm tôi xin thưa cả nhà chính là tu sửa, sửa những thói hư, sửa những tật xấu, sửa những tật khí, sửa những hạt đen, hạt sạn mà Phật gọi là tam độc. Nó là cái tham, nó là cái sân, nó là cái si, nó là cái kiêu mạn, nó là cái bảo thủ, nó là cái kiến chấp, nó đang ở lẫn với những hạt ngọc Như Lai.

Vậy chúng ta cần phải lắng tâm, chậm lại cái tốc độ vận hành, để tâm bớt vọng động thì chúng ta mới có thể nhìn ra được cái lẽ giản đơn này. Ở các thiền viện lớn nước ta nhất là ở miền Bắc, có rất nhiều các thiền viện người ta có treo bộ tranh “thập mục ngưu đồ”. Và các tổ đã ví cái Tâm của chúng ta nó to như con trâu, cho nên việc đầu tiên phải đi tìm trâu vì cuộc đời không này không thấy trâu đâu nếu cái tâm chúng ta cứ vọng động, nó là của ta mà ta chỉ quan tâm có một nửa thân xác, còn một nửa tâm hồn gần như chúng ta để lãng quên.

Thức Đạo đồng nghĩa với Thức Tâm. Cho nên một nguồn năng lượng vô vàn quan trọng, tiếc thay, cả nhân loại chúng ta bao nhiêu người quan tâm tròn trịa, cả phần hữu hình cả phần vô hình mà chúng ta chỉ quan tâm đến cái thân, phần hữu hình, còn cái tâm gần như chúng ta buông xuôi, tùy duyên mà hiển lộ.

Khi đời sống kinh tế phát triển, không còn thiếu ăn không thiếu mặc, ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn nghiêng về đời sống vật chất nhiều hơn nên cái Tâm không kiểm soát được. Nhiều người thời nay không phải ăn để khỏe mà ăn để thỏa mãn, để hưởng thụ vật thực.

Nên chúng ta bị lạc và cái tâm của chúng ta bắt đầu bấn loạn. Bởi theo một nguyên lý, lượng đổi chất phải đổi, lượng biến chất ắt biến.

Lời của cổ nhân và các bậc thánh hiền đã dạy chúng ta là môn sinh nhà Phật, là sản phẩm của trời đất, quên chúng ta lại nhắc, quên chúng ta lại thức, sai chúng ta sửa, lệch chúng ta điều chỉnh, mê chúng ta phải tìm ra đường ngộ đường giác.

Tâm quan trọng như vậy, cái tâm quý như thế nhưng tâm có 2 phần thiện - ác cho nên chúng ta đã tin có tâm thì chúng ta phải nghiên cứu, phải tìm hiểu, phải khám phá Tâm.

Cho nên cứ nói tu tâm và cứ ngỡ tưởng biết được cái tâm, trân quý được cái tâm, thành tâm là được, là đủ. Nhưng sự thật, tâm phải được mài gọt mỗi ngày. Vì chúng ta vai gánh việc nước, vai gánh việc nhà, việc đời việc đạo, hàng ngày chúng ta phải giải quyết không biết bao nhiêu mâu thuẫn trong một kiếp làm người, qua danh, qua lợi, qua tình, nên có rất nhiều lúc cái tâm bị buông thả, cho nên hỉ nộ ái ố nó an nhiên tự phát.

Đức Phật đã dạy; hạt giống Như Lai ở trong tim ta, ở trong khối óc của ta, và ở trong tâm ta. Nhưng tất cả đang bị trộn lẫn, hạt sáng hạt tối nó đương lẫn nhau cho nên:

Tu Tâm thứ nhất là tu phải sửa những thói hư, những tật xấu, Phật gọi là tập khí, nghiệp lực còn chúng ta gọi là những cái hạt sạn, là những cái hạt tối, là những cái nọc độc mà chiểu theo luật nhân quả nó hiện hữu trong bản thể của ta. Tạo hóa cứ vận hành không ưu tiên cho ai theo nghiệp và nhân quả.

Cuộc tu của chúng ta là cuộc đi giải quyết mâu thuẫn, hết mâu thuẫn này chưa được nghỉ ngơi đã đến mâu thuẫn khác. Nếu như chúng ta không có một cái tâm tĩnh tại thì nghiệp lực nó sẽ kéo cái tâm chúng ta và làm cho chúng ta mất khả năng kiểm soát. Cho nên việc tu đầu tiên là tu sửa. Sửa có nghĩa là gì, làm mới mình.

Việc thứ 2, tu luyện, đó là các hạt giống Như Lai, chúng ta có bổn phận phải khai mở, tạo hóa ban cho chúng ta 5 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý nhưng nói cho dễ hiểu là các ngài chỉ mở một chiều còn một chiều dành cho chúng ta khổ luyện chữ tâm là mở được vế thứ 2.

Chúng ta cứ nói với nhau rằng: à cô ấy, nhà ấy có tâm, tu tâm sống tử tế,… thì đây là thế nhân còn muốn có thánh đức muốn trở thành Bồ Tát thì chặng đường tu luyện còn dài. Cho nên hôm nay chúng ta luận bàn chữ Tâm, tôi chỉ dám nói đến chữ tâm để làm người, chữ tâm để làm sao chúng ta sống đúng quy luật của trời đất.

Và khi chúng ta có hành trang này, thì cái bước thứ 3 là chúng ta nguyện có thể thọ giáo quy y của nhà Phật dù là Phật tử tại gia, cửa Phật vẫn rộng mở để giúp cho chúng ta đi tìm đến con đường giải thoát.

Sửa tâm, luyện tâm và khi chúng ta yên tâm đủ 2 phẩm hạnh này thì chúng ta mới đi lễ. Lễ là nghi thức ứng xử giữa con người với các lực lượng siêu nhiên, lễ là chúng ta trở về với đức mẹ hóa công, có thể chúng ta tri ân, có thể chúng ta nhận khuyết điểm và cũng có thể chúng ta gặp những nước cờ quá khó, chúng ta xin phổ độ tức là chúng ta có quyền năn nỉ để người mẹ thiên nhiên ban cho chúng ta một cơ hội cuối cùng, ta vượt qua được cái rào cản này.

Tâm vô vàn quan trọng, tôi chưa dám nói đến khổ luyện chữ tâm bởi vì hiện nay chúng ta làm người thế gian, tôi xin thưa chúng ta đang sống trong cái tâm vọng tưởng chứ không phải cái chân tâm.

Tôi lấy ví dụ chẳng hạn chữ tâm nó giống như cây tre trăm đốt, nó có 100 cấp, cha mẹ tôi sinh ra tôi, cái bản thể của tôi, cái nhân quả của tôi, cái duyên lành của tôi rất nhiều nghiệp lực của tôi nó rơi vào đốt thứ 50 và đẻ ra tôi đã có tâm, tôi có trí tuệ để tôi đi học, đi hành để tôi làm việc.

Và nếu tôi cứ dừng ở cung bậc 50 này thì tôi làm con người bình thường, rất bình thường nhưng nếu duyên lành kiếp trước có một người hướng đạo, có một người dẫn đạo thì tôi hiểu được ra “ô chữ tâm của mình ở cấp độ 50 vậy phải tu phải rèn phải lau bụi thời gian để ngọc báu ma-ni bừng sáng, thế là 5 năm đầu tôi xuống 49, 5 năm nữa tôi đi tốc độ nhanh hơn tôi xuống 40, và lạy trời 70 tuổi 80 tuổi tôi về được chân tâm tức là đốt gốc, thế là trong tôi có ánh từ bi, trong tôi đã lần ra được một mã số bí mật đó là mã số yêu thương và cái yêu thương ở cái gốc của tâm nó là yêu thương tuôn chảy không bao giờ cạn, từ bi không bao giờ cạn, lòng tha thứ không bao giờ cạn.

Tu sửa tâm mình, rèn luyện tâm mình là một quá trình dài đầy thử thách. Giữ cho mình những thiện lương, lấy cái gốc là Đạo làm Người làm thước đo để soi tỏ Tâm mình”.

Trích bài chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trong Buổi sinh hoạt lần thứ nhất - Xin được tri ân Bà!