LỄ 27/7 NĂM NÀO CŨNG CẦU SIÊU CÓ ĐÚNG HAY KHÔNG?

Dưới góc nhìn tâm linh thì cứ đến ngày Thương binh - Liệt sĩ Việt Nam 27/7 chúng ta tổ chức cầu siêu liệu có đúng hay không? Cùng lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh về vấn đề này nhé!

Cứ đến dịp lễ tri ân các anh hùng liệt sĩ 27/7 thì sẽ tổ chức cầu siêu và lễ cầu siêu càng ngày càng lớn, rất nhiều đàn tràng, rất nhiều hình thức. Có những đàn tràng, đàn lễ tổ chức hoành tráng, vàng mã đốt rất nhiều ở các ngôi chùa lớn và các nghĩa trang liệt sĩ ở 3 miền của Tổ quốc. Vây năm nào cũng cầu siêu như vậy có đúng hay không và các anh hùng liệt sĩ có siêu thoát được hay không?

Bà Phan Oanh trả lời như sau:

Trước khi trả lời câu hỏi này tôi xin nhắc lại một điều căn cốt “Vạn pháp quy tâm”. Phương pháp sẽ có vô tận pháp. Khi chúng ta học đạo thì chúng ta phải đồng thuận với nhau rằng: Có pháp chính và có cả pháp tà. Cho nên khi chúng ta tổ chức những pháp đàn sẽ có chẩn tế và cầu siêu. Nó bao giờ cũng phải gắn kết với những sự kiện lịch sử của đất nước.

Từ năm 1990 đến giờ, không biết bao nhiêu ngôi chùa lớn đạo tràng đã tổ chức những khóa lễ cầu siêu. Tôi xin thưa! Khi chúng ta tham gia cầu siêu là chúng ta phải mang trí tuệ giác ngộ. khi chúng ta tổ chức cầu siêu chúng ta phải mang trí tuệ giác ngộ giải thoát để làm. Đừng nhìn cái nhìn của phàm trần!

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh.

Riêng vấn đề tri ân cầu siêu thì tôi thấy chúng ta đang thả nổi không có hướng dẫn, thiếu tư vấn từ hệ thống quản lý tín ngưỡng tôn giáo đến các nhà chùa đến các đạo tràng. Nếu lễ bằng hình thức thì chúng ta khó rung động đến các nguồn năng lượng ở các chiều không gian khác nhau. Cho nên, việc lễ nghi cốt nhất ở tâm. Chúng ta chỉ cần dâng một nén hương tri ân. Tiền lập một đại đàn mua rất nhiều quần áo, đốt rất nhiều vàng mã ấy chúng ta đứng trước nghĩa trang liệt sĩ, pháp chủ chịu trách nhiệm thiết lập đàn tràng thưa với các liệt sĩ theo tinh thần cầu siêu như tôi đã nói. Còn lại trăm họ góp tịnh tài vật lực, chúng con kết một đàn có hoa thơm có quả ngọt, có vật phẩm của Vua Thần Nông đã ban cho đất nước Việt Nam nền văn minh lúa nước. Có nghĩa, chúng ta làm cỗ chúng ta dâng các loại bánh để nói với các vị ở thế giới bên kia đây là báu vật trời ban. Đây là của "long đất" gắn kết mồ hôi, sức lực của người Việt Nam chúng con dâng tiến đại đàn này.

Và quan trọng hơn là phải hứa với người vô hình, các liệt sĩ, các đoàn binh sao vàng vô hình ấy rằng: Chúng con sẽ yêu nước hơn, yêu dân tộc này hơn, học đạo theo bất kỳ một tôn giáo nào để chúng con làm người tử tế, để giúp cho Việt Nam hội nhập phát triển, dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh, người người sáng đạo tốt đời. Sự linh thiêng của các liệt sĩ chính là những chiến binh dẫn đạo để nhiều người con, nhiều người cháu, nhiều gia đình đạo tràng giàu đức tin hơn để làm người tử tế.

Còn ngày hôm nay, 50 người, 70 người, 100 người, 1000 người… đóng góp làm pháp đàn này, chúng con chi hết 1/3 tài chính, còn 2/3 tài chính này con sẽ xây trường học, làm trạm xá, làm cầu, làm đường hoặc sẽ giúp cho các gia đình thương binh đang thiếu thốn đủ đường. Nếu chúng ta làm được việc này sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc đốt quá nhiều vàng mã. Và chúng ta cứ cảm giác đi lễ các liệt sĩ để lấy phúc thì cái này sái lòng, kính chẳng bõ phiền.

Nếu như tất cả các tổ chức của xã hội và các tổ chức phi vật thể biết gắn kết với nhau, truyền thông cho nhau để ngày 27 tháng 7 chúng ta cùng làm công việc tri ân theo một chủ đề nào đó sẽ lợi ích hơn nhiều. Và tôi dám khẳng định, các cụ đường âm sẽ hoan hỷ và vui hơn rất nhiều. Người dương bao nhiêu mảnh đời bất hạnh được hưởng lợi ích, lợi lạc thông qua pháp đàn này.

Xin cảm ơn!