HỘI VIÊN TRẦN ĐỨC LÂM: TÌM ĐẠO TỪ TRONG GIA ĐÌNH

Anh Trần Đức Lâm, một hội viên tích cực của Câu lạc bộ Thức Thiện Tâm đã có nhiều chia sẻ về con đường thức đạo của mình. CLB Thức Thiện Tâm xin phép được trích dẫn cuộc trò chuyện, chia sẻ của anh trong buổi sinh hoạt lần thứ 23 với chủ đề “Bổn Phận Làm Mẹ” vừa qua.

Kính thưa Nhà Văn Hoá Tâm linh Phan Oanh! Kính thưa Quý vị đại biểu, Quý vị khách mời cùng toàn thể ông, bà, cô, bác, anh, chị, em có mặt trong buổi sinh hoạt “Bổn Phận làm Cha Mẹ”. Tôi xin giới thiệu tôi là Trần Đức Lâm sinh năm 1963.

Với hoàn cảnh cuộc sống và vòng đời tôi có nhân duyên một chút nhỏ với chương trình. Hôm nay có mặt tôi cũng muốn chia sẻ một phần nhỏ bé đó với chương trình.
Cuộc đời tôi sinh ra trong một gia đình bố mẹ là công nhân. Đúng lúc tôi hoàn thành nghĩa vụ quân sự để trở về với đời thường, thì đất nước đang xoá bỏ bao cấp (1985), cuộc sống rất chật vật và khó để có một công việc. Nhưng rồi mọi sự cũng trôi qua một cách nhanh chóng. 

Hội viên CLB - Chú Trần Đức Lâm và Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh.

Bản thân tôi xây dựng gia đình, có hai người con trai. Cháu lớn sinh năm 1991. Khi cháu bắt đầu đi học, vợ chồng tôi phát hiện ra cháu giao tiếp kém, nhận thức về vấn đề và kiến thức rất là chậm. Sau khi học xong cấp 1, vợ chồng tôi rất hay bất hoà và tranh cãi. Cuộc sống lúc đó chúng tôi vợ chồng không có điều kiện để đi tìm cho cháu những người thầy để chạy chữa và lúc đấy thông tin cũng không được nhiều như bây giờ.

Sau khi lên cấp 2, cô hiệu phó có gọi tôi lên và trao đổi rằng là xin để cho cháu không đi học nữa để đỡ khổ cho cháu và nhà trường. Vợ chồng tôi lúc đó rất vất vả, nhưng rồi “khổ tận cam lai” một ngày nào đó, tôi cũng giác ngộ một điều rằng có lẽ chỉ đi về hướng thiện và nhìn những cái gương của những người đi trước, có những người có những lẽ sống không phù hợp.

Bén duyên với đường đạo

Khoảng năm 2006 hoặc 2007, nhân duyên tôi được biết cô Vinh tại 151 Triệu Việt Vương. Lúc đó cô cũng mới bán café. Sau khi gặp được cô, vài năm sau tôi cũng là học trò của cô. Được cô giới thiệu tôi biết đến cô Oanh ở Xuân Đỉnh. Có một điều kỳ lạ là mỗi lần đến cô, đủ duyên tôi đều ghi âm và nghe lại từng chữ từng lời được biết tận mắt thấy cô nói về Đạo, giảng về Thức, giảng về Tâm Đạo, về kiến thức làm người, nỗi khổ đau, bất hạnh nguồn gốc và cái quan trọng nữa là tiếp cận với Thần Linh và Quỷ Thần. Sau đó vợ chồng tôi cứ mỗi lần lên thì bắt đầu bảo ban áp dụng vào cuộc sống. Sau khi áp dụng vào tôi thấy có cái lạ là cuộc đời của tôi thay đổi hoàn toàn.

Thực ra rất đơn giản. Tôi bắt đầu từ trong gia đình. Yêu thương gia đình đầu tiên. Bằng chứng là tôi bỏ tất cả những thói hư tật xấu từng bước, từng bước rồi đạo nó vào lúc nào không biết. Tôi cũng loại trừ được một số những người bạn không cần thiết. Khi tôi loại bỏ được những cái đó thì kinh tế nó ổn định dần lên và tôi có thời gian tiếp xúc với những người ở tầng lớp cao hơn. Vì tôi xuất thân không được cao nhưng nhờ làm được điều đó thì cuộc sống của tôi thay đổi từng bước kể cả vật chất và tinh thần.

Cái kỳ diệu nhất là con tôi dần dần bắt đầu đi học và có nghề nghiệp. Cháu cũng xây dựng được gia đình, có vợ và có con. Cháu bây giờ đã là người bình thường. Tôi ngưỡng mộ các cô đáng tuổi cha mẹ mình mà hàng ngày vẫn miệt mài nói và làm những công việc đối với cá nhân tôi thực sự đó là người Thầy đầu tiên dẫn dắt tôi vào trong cuộc đời này, cho tôi có ngày hôm nay.

Bản thân tôi có thể không bằng ai cả nhưng tôi rất cảm ơn những người đã miệt mài xây dựng, dẫn dắt là những tấm gương cho thế hệ chúng tôi học hỏi. Hôm nay tôi chỉ nói đến vậy, tôi cám ơn những người bậc Thầy Thiện Tri Thức đã có những công năng, đã có những tấm gương để cho thế hệ của chúng tôi một chút đi sau. Tôi bây giờ cũng có người rất ngưỡng mộ bởi vì tôi cũng đã làm được. Vậy hôm nay đến với chương trình tôi hoàn toàn cảm ơn chương trình và xin hết ạ!

Hội viên Trần Đức Lâm chia sẻ trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ.

Gia đình phải yêu thương nhau

Cái này đúng thật nói thì dễ nhưng tôi thích câu nói của cô Oanh lắm: “Làm người đúng thật là làm thiện rất khó và làm tấm gương cho người khác đúng là tu nát thịt”. Đúng thật, nhiều lúc tôi thấy rất thiệt thòi nhưng tôi chỉ nghĩ một điều rằng: bố mẹ thì già, bố mẹ không có kinh tế, ông bà nội tôi không để lại một chút gì cả. Thế thì, rất may tôi có một người vợ cũng rất đồng cam cộng khổ với tôi.

Trong khi tôi bỏ được những thói hư, ví dụ ngày xưa thiếu một chân là ngồi tá lả, đánh con lô, con đề, chiều đến rong ruổi những công việc công cần thiết. Khi tôi giác ngộ, tôi chỉ hiểu là bây giờ mình nghèo như thế này thì mình nhìn vào những người có những cặp vợ chồng hạnh phúc thì tôi chỉ nghĩ là hạnh phúc chỉ có một con đường, tôi mới lập luận là một con đường thì đó là con đường gì? Và rồi con đường ấy nhìn vào những tấm gương của người anh, người chú mình thì vợ chồng mình đầu tiên phải yêu thương nhau.

Đầu tiên tôi lấy gia đạo bằng chính gia đình mình và từng bước từng bước thừa thắng xông lên. Bây giờ tôi cũng nói thật tôi là một trong những Phật tử tại gia bằng cách đưa Phật về để thờ và tụng kinh hàng ngày. Tôi thật thấm thía và tôi rất ngưỡng mộ thật sự chỉ mong muốn một điều rằng đấy là mình phải làm thực sự.

Chứ còn nếu chúng ta cho con ta một chức vị, tiền bạc cũng như cô Oanh hay giảng nếu cho con ta tiền tỷ, cho con ta nhiều cái nhà chưa chắc và phải có Đạo thì thật sự mà nói lên cô nhiều lần khi tôi hiểu được các Đạo nữa thì tôi cũng ít lên và bắt đầu tôi tự hoàn thiện. Và hôm nay tôi chỉ xin chia sẻ thế thôi, thực sự mà nói vòng đời mỗi người một cảnh, mỗi người một nghiệp. Cái này tự mình phải hoá giải không thể nào nói hết được.

Xin cảm ơn chương trình!

***Bài viết được trích dẫn từ chia sẻ của hội viên Trần Đức Lâm trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ lần thứ 23.