CÓ NÊN HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Ngọc Ánh: Thưa Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh, con muốn hỏi, mong bà khai sáng giúp con, một là con đang có ý định đi đăng ký hiến xác sau khi từ giã cõi trần nhưng con thấy nhiều người nói là sau khi mất, cơ thể không nguyên vẹn thì sẽ khó siêu thoát. Mong bà giải thích cho con điều đó có đúng không ạ?

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh đang trả lời các câu hỏi của Quý hội viên trong Buổi sinh hoạt lần thứ 5

Nhà văn hóa, tâm linh Phan Oanh trả lời:

Tôi xin trả lời, cái nội dung thứ nhất ạ. Bạn đưa câu hỏi này ra là bạn đã đến ngưỡng cửa của sự giác ngộ, ít nhiều bạn đã đọc, đã học giáo lý của nhà Phật. Tôi xin thưa, con người có 2 phần. Phần thân là cái xác hữu hình, phần tâm là cơ thể năng lượng vô hình được kết nối với nhau bằng 7 luân xa, bằng 360 cửa huyệt. Trong nhà Phật có nói thêm một câu là bằng 8 vạn 4000 lỗ chân lông.

Thì ở đây tôi muốn nói những ai làm y học hiện đại thì phải hiểu cái khái niệm 8 vạn 4000 lỗ chân lông là số lớn. Tức là trong tế bào da của chúng ta cũng phải trao đổi khí, cũng phải trao đổi chất, chứ không phải chỉ có đường hô hấp. Vậy thì nếu như ai hoặc bạn có ý tưởng muốn hiến xác, tôi xin thưa đây là việc nghĩa cử cao quý, thật tuyệt vời. Tôi nhắc lại đây là việc nghĩa cử vô vàn cao quý và đây là những người thuộc bài, bởi vì khi chúng ta chết, cái thân tứ đại này không quan trọng, đất, nước, gió, lửa, trở về cái uyên nguyên của tạo hóa. Và nếu như trong phủ tạng của chúng ta, cái cỗ máy sinh học này còn chỗ nào khỏe, dụng được để có nghĩa có đời thì theo tôi, hoàn toàn đúng quy luật. Và đây là nghĩa cử cao quý tốt đẹp, bạn đừng lo cái thân này không nguyên vẹn, cái mà chúng ta còn là cơ thể năng lượng. Nhà Phật gọi là nghiệp, “ta đi theo nghiệp của ta, dù cho xấu tốt tạo ra từ mình, theo ta như bóng với hình”, còn hạ tầm nhìn xuống thì chúng ta gọi những cái nghiệp ấy là thần thức, là linh hồn. Tôi xin thưa cả nhà, cũng tạm được. Tôi nhắc lại là tạm được. Cho nên có biết bao nhiêu người không dám lên đài hoàn vũ. Và tôi xin thưa mẹ chồng tôi khi mất 93 tuổi, năm 2002, tôi là dâu trưởng trong nhà tôi đã bàn soạn sẻ chia với các em mặc dầu mẹ tôi không di chúc nhưng lúc bấy giờ ở làng quê ấy, mẹ tôi là người đầu tiên tiên phong đi hỏa táng. Và ơn trời đến ngày 49 ngày của mẹ tôi thì em dâu tôi chỉ nói với tôi một câu là: “ Chị ơi, em đi chợ, mọi người bảo cụ mất phù hộ cho em”. Chỉ một câu này, nhưng làm ấm lòng tôi, làm an lòng tôi, và niềm tin trong tôi trong lớn. Khi mà hỏa táng chúng ta làm tất cả mọi những việc cần phải làm thì người ra đi cũng siêu linh siêu thoát, người ở lại cũng an viên an vui. Tôi xin thưa cả nhà cái quan trọng nhất là Đạo làm con lúc các cụ còn sống, chúng ta phải nuôi mẹ, phải phụng dưỡng, có những người được làm và có những người không được làm ngày nào đâu. Nhưng nếu được làm thì chúng ta phải tu, phải rèn, phải luyện, phải chịu thương chịu khó phải chịu khổ để cho người già mãn nguyện. Còn bản thân chúng ta là con cháu, được phụng dưỡng chăm sóc, cảm thấy không có điều gì phải ân hận. Đấy mới là tu. Tôi nhắc lại cái tu này khó gấp ngàn vạn lần khi rước các cụ lên chùa. Cho nên tôi không dám đi sang cái mảng ấy nữa nhưng mà tôi muốn nói cái việc hiến xác là một việc không ảnh hưởng gì đến nghiệp lực của bạn, mà có thể cái nghiệp thiện của bạn, bạn khởi phát cái tâm này, nó còn tỏa sáng, tỏa giã. Việc thứ 2, khi chúng ta đã cho đi, chúng ta không mong cầu một cái gì, không cần người này lấy xác mà người kia lấy quả tim, cái nợ lớn nhất của đời người là tình cảm. Nếu một ai đó mà biết rằng trong con người của mình có trái tim của một  bậc hiến xác, một người đại thiện nhân, thì sống ở cõi trần, không thể không tìm và không thể không đến. Cho nên trong luật hiến xác, nó có một cái nguyên tắc giữ bí mật.

Vì thế trong phạm vi rất hạn hẹp tôi có thể trả lời bạn, nếu như bạn hay tất cả những ai có ý tưởng hiến xác khi chúng ta trở về với mẹ thiên nhiên, không phạm đạo, không lỗi đạo, không lo linh hồn của bạn khuyết tật. Điều này tôi không đọc bằng sách mà điều này tôi được trời dạy, Phật bà dạy cho nên tôi xin chia sẻ. Còn bạn hỏi tôi nếu tôi là con người bình thường, nếu trong tay tôi không cầm một tấm thẻ học sinh thì tôi xin thưa bạn, và tất cả mọi người, không phải một lần mà ngàn vạn lần tôi không dám trả lời câu hỏi này.

Xin cảm ơn!