Nhận thư mới
Nhận các thông báo mới nhất từ chúng tôi
Tôi trả lời: Sống như vậy KHÔNG ĐÚNG ĐẠO. Tại sao? Bởi vì ở thế gian này, chỉ có Mặt Trời là thật, Mặt Trăng là thật và sự thật là thật. Chúng ta không thể sống dối lòng được đâu. Bạn phải sống từ chân tâm, từ đáy lòng thì trời thấu, thần chứng. Cho nên, nếu chúng ta cứ sống như kiểu ngoại giao thì đến một ngày nào đó những người càng giỏi ngoại giao bao nhiêu phải vào khoá thử.
Ví dụ: Một cô con dâu hầu mẹ chồng 3 ngày nhiệt huyết, 3 tuần nhiệt huyết, nhưng 3 năm nhiệt huyết sẽ tan mà phải hầu mẹ chồng bằng tình yêu thương. Bởi cái nhiệt tình, cái kỹ năng sống, cái nghệ thuật sống chỉ tồn tại “ba bảy hai mốt ngày” (đối với đàn ông) hoặc “ba chín hai bảy ngày” (đối với đàn bà). Sau đó, cái tâm sẽ hiển lộ ngay.
Kinh pho vạn quyển đều gọi chúng ta tu tâm. Tâm ở đâu? Hiện nay, chúng ta còn có rất nhiều người cãi nhau.
Con người có hai cơ thể: Một cơ thể vật lý là cái xác và một cơ thể nhà Phật người ta gọi là nghiệp lực (hay linh hồn). Chung đối trọng nhau, một cái siêu và một cái thực. Cho nên, chúng ta không giả dối được.
Hội viên lắng nghe chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh.
Hiện nay, chúng ta có những thói quen (theo tôi) theo cái nhìn của phàm nhân chứ chưa thể có cái nhìn vũ trụ quan, nhân sinh quan. Cuộc đời ví như hơi thở, thở ra mà không hít vào là xong “hợp đồng”. Nhưng năng lượng để trao đổi cho hơi thở là không khí thì chúng ta không nhìn được bằng năm giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.
Yếu tố số một của sự sống là con người phải thở nhưng không quan tâm, Phật gọi là đó là “vô minh sâu dày”. Vì vậy, ở đây tôi muốn nói, muốn sống chân thật thì chúng ta phải luyện cái tâm chứ không phải luyện khiếu nói. Bởi vì có những người rất hoạt ngôn, nói rất hay, nhưng mà những người ấy từ nói đến làm 12 nhịp cầu để làm người diễn ra trong lá số tử vì đi mãi không hết được một nhịp.
Con đường dài nhất là từ lời nói đến việc làm. Cho nên, học Đạo rất khó và tôi thường nói mọi người đến với tôi rằng hãy nhớ tu nát xương lòi da mới sáng ra chữ “đạo”. Sáng “đạo” để làm gì? Để tốt đời, để làm tròn Đạo Nghĩa Vợ Chồng, đơn giản thế thôi.
Từ ngàn xưa các cụ đã nói, lấy đạo đầu tiên phải tu thân sau mới là tề gia nhà mình, rồi mới đến trị quốc. Khi nói chuyện cả thiên hạ thì cả nhà nên nhớ, tại sao các cụ không dạy “thượng bình” mà chỉ nói “bình thiên hạ”. Sự an bình là tuyệt vời nhất. Chữ “bình” này còn hàm nghĩa trong chữ Đạo, âm dương phải cân đối. m dương nghiêng lệch là các bác ốm, có bệnh, dễ nổi cáu. m dương nghiêng lệch là hạt tham hiển lộ.
Bây giờ chúng ta nói dối nhiều lắm. Nói làm sao cho mát lòng nhau mà. Sự thật khó nghe, ái ngữ dễ nghe nên lúc nào chúng ta phải dùng ái ngữ. Sân phải dùng ái ngữ, nhưng sự thật thì phải nói lời chân thật không được phép giả dối. Cho nên, cái bản tính chân thật người ta gọi là “Bồ Đề Tâm”.
Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ!