Nhận thư mới
Nhận các thông báo mới nhất từ chúng tôi
Nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày thương binh liệt sĩ, những người đã hiến dâng xương máu cho đất nước. Năm nay, ngày kỉ niệm thương binh liệt sĩ rơi đúng vào hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt, đó là cả nước chúng ta đang phải gồng mình lên phòng, chống dịch covid 19.
CLB Thức Thiện Tâm đã thỉnh mời Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh chia sẻ, dẫn giải giúp Quý Hội viên có thể thực hiện các nghi thức tâm linh tri ân các anh hùng liệt sĩ ngay tại nhà.
Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh
Xin được trích dẫn toàn bộ nội dung chia sẻ của Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh:
1.Covid không đi xa - Lễ tại gia như nào cho đúng?
Chính vì thực tế này, chúng tôi rất mong tất cả các ngôi chùa trên đất nước Việt, tất cả những nhà thờ, tất cả những đền to phủ lớn. Chúng ta hãy đánh những hồi chuông để tri ân, để tưởng nhớ triệu lịnh tất cả những hương hồn, những người có công hiến dâng bản thân mình cho nền độc lập, tự do, thống nhất của nước nhà.
Thưa các quý vị, tháng 7 hằng năm, biết bao nhiêu đạo tràng, biết bao nhiêu tăng đoàn tổ chức lễ dâng hương tại nghĩa trang suốt dọc ba miền Bắc, Trung, Nam. Năm nay tôi rất muốn ngoài đền, chùa, miếu mạo khác, nhà thờ, ngoài những gia đình có người thân đã ngã xuống trong cuộc cách mạng giành độc lập, thống nhất.
Những người đã ngã xuống ở biên giới phía Tây Nam, khi chúng ta đi làm nhiệm vụ quốc tế, những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống giặc phương Bắc năm 79, chúng ta có thể dâng hương tại nhà để thành tâm, tưởng nhớ, để tri ân.
Những người biết đạo luôn luôn ghi nhận công trạng của các bậc anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do thống nhất của non nước này. Ai cũng có quyền dâng hương, ai cũng có quyền tưởng nhớ, ai cũng có quyền cầu nguyện để cho tất cả các anh hùng liệt sĩ được yên nghỉ, được siêu linh được siêu thoát.
Tôi xin thưa, việc lễ nghi cốt nhất ở trong tâm, ngày 27 tháng 7, bằng cả tâm huyết, chúng ta dâng một nén hương ngay tại thuyền tại bến ngay tại bàn thờ gia đình chúng ta.
Tôi dám khẳng định những người đã ngã xuống vì nền độc lập tự do này. Đoàn của chúng tôi đã có những buổi không phải chỉ cầu siêu mà đã có những khóa lễ bái tế trời Phật, kính lễ, người mẹ thiên nhiên dâng trình công đức cho tất cả các anh hùng liệt sĩ chiểu theo công, theo nhân quả của các vị để chúng tôi xin mẹ thiên nhiên phong thần, phong thánh cho các cụ. Chính vì vậy mà Hội đồng cựu chiến binh đường âm quốc gia của Việt Nam đã trở thành khí thiêng, đã trở thành nguyên khí của đất nước.
Các cụ ở mọi nơi, các cụ ở khắp mọi chỗ, các cụ đang hộ quốc, các cụ đang an dân, các cụ đang chỉ đường dẫn lối cho con, cho cháu, cho thế hệ sau này. Nhìn vào thiên nhiên, thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Nhìn vào Sơn Hà xã tắc, chính các cụ đã viết nên những trang sử vàng dân tộc nhìn vào cách hành động cao, cả sự dâng hiến, sự hy sinh để làm nên những chiến tích lịch sử và triều đại Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những con người ấy đã viết nên một khái niệm, theo tôi rất cao quý, đó là Việt Nam anh hùng.
Vậy những anh hùng liệt sĩ ấy, các cụ đã để lại những bài học cao quý nhất, đức hy sinh, sự hiến dâng to lớn không chỉ có giá trị trong đời sống mà còn có giá trị trên phương diện tâm linh. Chúng tôi dám khẳng định sự hy sinh ấy đã tạo ra những nguồn năng lượng rất tích cực, những nguồn năng lượng cao quý chắc chắn các cụ được phong công, được hiển thần tiên trong triều đại Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chỉ 100 năm sau, những anh hùng, những liệt sĩ sẽ bước vào đời sống tâm linh của người Việt Nam. Cũng giống như ngày hôm nay, chúng ta tôn vinh ngài Trần Hưng Đạo là Đức Thánh Trần. Tất cả các bậc danh tướng triều đại nhà Trần đã đi vào lịch sử, đi vào cổ tích các cụ đã hiện hữu khắp mọi nơi, là hồn thiêng đất nước, là nguyên khí quốc gia, thì tôi tin những anh hùng liệt sĩ của triều đại Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua những cuộc kháng chiến thần thánh này các cụ sẽ sống mãi trong lòng dân, trong sự linh thiêng chứ không phải chỉ nằm trong những trang sử vàng của dân tộc.
Chính vì lẽ này tôi xin thưa, năm nay là một năm rất đặc biệt, cho nên chúng ta có thể tri ân các anh hùng liệt sĩ từ khắp mọi nơi, ở khắp mọi chỗ và ngay tại bàn thờ tổ tiên của chúng ta.
Xin thưa tất cả quý vị, những người còn tưởng nhớ người đi xa. Điều này chúng ta thấu tỏ, cho nên là con hồng, cháu lạc là người Việt Nam, là các nhân chứng lịch sử qua các triều đại diện lưu danh đến ngày nay.
74 năm qua, bao nhiêu gương sáng đã trở thành bất tử. Chính vì vậy mà năm nay 27/7 chúng ta không cần phải đến chùa to lớn, chúng ta không cần phải đến nghĩa trang do dịch. Những anh hùng liệt sĩ nằm đâu đó, rất mong những linh hồn liệt sĩ đã được quy tập hoặc chưa được quy tập. Hãy cho hậu sinh chúng con, hãy cho toàn dân đúng ngày 27 tháng 7, tôi thường nói với mọi người giống như ngày giỗ binh sĩ nước Việt Nam triều đại Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vậy thì chúng ta ai cũng có quyền dâng hương, dâng hoa, ai cũng có quyền làm giỗ để tri ân những con người đã hiến dâng cho nền độc lập, thống nhất, tự do của đất nước. Xin thưa các quý vị, theo đúng văn hóa truyền thống của người Việt.
2.Ngày 27 tháng 7 là ngày giỗ binh sĩ của đất nước Việt thì những gia đình có người thân là liệt sĩ chúng ta có thể dâng lễ thế nào?Có phải dâng vàng mã hay không?
Theo tôi, lễ chay lễ mặn, hương hoa đăng, trà, quả thực tùy duyên cảnh của từng gia đình.
Theo tôi, đúng quy luật của trời đất không cần thiết. Vì sao vì các cụ, những người già, người trẻ đã về cõi sáng, đã hiển thần, hiển thánh, hộ quốc an dân là linh khí nên chúng ta không cần phải đốt vàng mã.
Tôi chỉ mong các gia đình có người thân là liệt sĩ, ngoài mời liệt sỹ của gia đình nhà mình, hãy mời các đồng đội, những người chung chiến hào, những người có mặt chứng kiến thời khắc ra đi, xin các chiến sĩ về thăm gia, thăm cảnh, cùng hưởng hương hoa.
Còn mộ liệt sĩ đã được quy tập từ nghĩa trang địa phương hay nghĩa trang của quốc gia thì cũng nên mời đồng đội cùng yên nghỉ tại nghĩa trang đó được về nhà mình, tham gia thụ hưởng, hương hoa trà quả, cho nó thấm tình đồng đội như các cụ lúc sinh thời luôn ở bên nhau.
3.Còn rất nhiều những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống còn đang nằm ở giữa sông sâu, biển cả, còn đang ở hang sâu, rừng già, khe suối chưa được quy tập,chưa tìm được mộ. Đây là vấn đề mà gia đình các liệt sĩ vô cùng trăn trở.
Tôi xin thưa nếu như gia đình nào rơi vào hoàn cảnh này, chúng ta lại phải nương vào giáo lý của Nhà Phật. Thân tứ đại, lẽ sinh lẽ tử, sẽ chuyển hóa, nhưng phần linh hồn mãi mãi vẫn còn, vì lẽ đó mà khi chúng ta phải đối mặt với chiến tranh, không biết bao nhiêu chiến sĩ, có những người không thể tìm thấy.
Tôi xin thưa, tất cả những việc này chúng ta càng thấy tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật là cao cả, vì chiến tranh khi hiện hữu với muôn vàn kiểu hy sinh, một lần nữa chúng ta chắp tay tạ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Con người nhìn vào thế giới siêu nhiên, nhìn vào thực tế thật là tròn trịa. Cái nhìn của Người trong âm có dương, trong dương có âm. Nhưng Ngài đã thấu được cảnh này và ngài đã quy định lấy ngày 27 tháng 7 là ngày tri ân. Tất cả những người liệt sĩ khi đi chiến trường, nhiều khi chúng ta chỉ lấy ngày đi và những ai không rõ, đích xác ngày mất thì chúng ta đều có thể lấy ngày 27 tháng 7 làm ngày giỗ. Giống như một quy ước cho dân tộc ta, để chúng ta tri ân vì những người đã hy sinh.
Vậy thì những người chưa được quy tập chúng ta phải làm gì?. Theo tôi chúng ta cứ làm giỗ đúng ngày 27/7. Thứ hai, tôi rất mong các gia đình thân nhân của liệt sĩ, không phải năm nay mà có thì những năm sau làm một cái lễ cầu siêu tại chùa và trước Tam Bảo xin thưa với Hằng Hà Chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư hiền thánh, chứng thấu cho duyên cảnh của gia đình có người thân là liệt sĩ, mà gia đình còn chưa tìm thấy mộ, chưa quy tập được về quê hương, bản quán, về nghĩa trang địa phương, chưa quy tập vào nghĩa trang lớn của nhà nước.
Rất mong hương linh, các liệt sĩ trong gia đình hãy buông thân tứ đại, bởi vì cái thân tứ đại, dạng vật chất thô phải chuyển hóa về với đất, nước, gió, lửa còn phần linh hồn. Hãy báo trình công đức với Phật Thánh, được đức mẹ thiên nhiên công bằng, xét công hạnh để các cụ được trở về các cảnh giới cao, hộ quốc an dân hoặc thắm duyên, bỏ phận luân hồi chuyển kiếp đi đầu thai cảnh giới sáng. Các anh hùng liệt sĩ, thấu lý lẽ của đạo Phật, lý của trời và đất để cảm thông cho con cháu không đi tìm mộ. Chưa được quy tập không có nghĩa là trong trái tim của những người thân yêu trong gia đình không có chỗ đứng của người đã ra đi. Duyên đã sinh, pháp ắt hiện. Một phương pháp nữa, theo tôi cao quý nhất là cầu siêu để cho người sẽ buông thần tứ đại, về cảnh giới đúng theo nghiệp lực, nhân quả, công trạng của các cụ thì ngươi trần chúng ta sẽ được thanh thản và yên tâm.
Chúng ta không còn phải lăn tăn, không còn phải xốn xang, không còn phải mỗi khi dâng ném hương, chúng ta cảm thấy chúng ta làm thiếu những nghi thức tín ngưỡng tâm linh.
Tưởng nhớ tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập tự do của tổ quốc.
4.Có nhiều người trăn trở hỏi tôi rằng làm như thế nào để cho thế hệ trẻ hiện nay luôn có cái tâm kính trọng các anh hùng liệt sĩ?
Tôi xin thưa thứ nhất là trong mỗi gia đình nếu có người là liệt sĩ ngày 27/7 chúng ta hãy tu sửa một qủa lễ đúng tín ngưỡng, văn hóa truyền thống chân chính của người Việt để làm lễ các anh hùng liệt sĩ như tôi đã nói. Nhưng chúng ta phải chọn đúng lúc mà mọi thành viên trong gia đình phải đầy đủ cùng chắp tay, cùng thỉnh mời, cùng tri ân anh hùng liệt sĩ đã làm nên sự vẻ vang cho gia đình, cho dòng họ. Và nhân dịp này dạy cho các con, các cháu tự hào nhìn vào gương sáng của cụ để học hỏi, theo chân để nối gót cụ. Những anh hùng liệt sĩ đã làm nên những chiến tích lịch sử và gia đình mình đã có công.
Và đồng thời cho các thế hệ trẻ, phải hứa với các cụ, chúng con nguyện tu nguyện học, nguyện rèn luyện để yêu gia đình, yêu đất nước, yêu giang sơn. Chúng con nguyện sẽ khẳng định trí tuệ người Việt Nam trong hội hội nhập, xây dựng, phát triển kinh tế toàn cầu.
Với nhà trường thì tôi nghĩ nên có những buổi sinh hoạt ngoại khóa, có thể đưa tất cả các cháu học sinh đến dâng hương, có thể mời những vị quản trang đến nói chuyện với các cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn, đó là việc vô cùng cần thiết. Hôm nay chúng ta được sống yên an bởi có biết bao nhiêu người đã hy sinh xương máu, để chúng ta có nền độc lập, tự do cho đất nước, dựng xây đất nước.
Nội dung thứ ba, chúng ta phải dạy thế hệ trẻ có đạo trong âm có dương, trong dương có âm.Vậy những con người lịch sử ấy chính là thiên tài của quốc gia, chính là nguyên khí của đất nước.
Theo tôi, nhà trường, gia đình và cả các tổ chức xã hội luôn phải giáo dục và tùy duyên để chúng ta tạo ra những phương pháp làm sao cho hợp với tuổi thơ, làm sao cho hợp với trình độ cấp một, cấp hai, cấp ba hay đại học.
Tri ân các anh hùng liệt sĩ chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngày 27/7 hàng năm chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối quá khứ hào hừng với hiện tại dựng xây, kết nối giữa chiến tranh với hòa bình, giữa người ra đi và người ở lại.
Đó cũng chính là một vòng tròn của Đạo, mà bất cứ người Việt Nam nào cũng cần hướng tới, tiến tới, bước lên vòng tròn đó.