Nhận thư mới
Nhận các thông báo mới nhất từ chúng tôi
Theo tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam, tất cả những ngày giỗ chạp của chúng ta thường dùng ngày Âm lịch. Nhưng riêng ngày ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tức mùng 2 tháng 9 năm 1969 và Ngày Thương binh – Liệt sĩ, tức ngày 27 tháng 7 hàng năm đều lấy theo ngày dương lịch. Theo tôi có hàm nghĩa: Sắc thái của Việt Nam, tâm linh của Việt Nam, tinh hoa văn hoá của Việt Nam đã hoà quyện với dòng chảy của thế giới.
Tất cả năm châu bốn biển, những sự kiện lớn người ta đều lấy ngày dương, theo lịch dương. Vì thế ngày 27 tháng 7 để tri ân tưởng nhớ công ơn của tất cả anh hùng liệt sĩ và thương binh, Nhà nước Việt Nam lấy ngày dương lịch thì theo tôi, đó là cái nhìn của Chính Phủ và các bậc lãnh đạo để hoà quyện với cái văn hoá đương đại của cả toàn cầu.
Chúng ta hiểu thêm rằng: Ngày Thương binh - Liệt sĩ còn có ý nghĩa rất phương Đông, rất Việt Nam. Triệu triệu con người đã ngã xuống phải chăng ngày tri ân ấy, ngày 27 tháng 7 ấy chính là ngày giỗ binh sĩ Việt Nam? Chúng ta chỉ thay thuật ngữ ngày giỗ bằng ngày tri ân. Theo tôi, đó là tầm nhìn, đó là tinh hoa của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đã chọn ngày 27 tháng 7 là ngày tri ân những anh hùng đã ngã xuống vì Độc lập, Tự do của Đất Nước.
Cũng giống như ngày 2 tháng 9 là ngày ra đi của Cụ Hồ, trong dân gian có câu:
“Đầu cha mà nối ngôi con
Hai bốn năm tròn ắt sẽ thăng Thiên”
Có nghĩa là, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận ấn tín từ Vua Bảo Đại. Vua Bảo Đại lúc bấy giờ chỉ đáng hàng con, hàng cháu của Người. Đến đúng ngày 2 tháng 9 năm 1969 Bác Hồ ra đi, tròn 24 năm ngày Bác đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Phải chăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh là con người của lịch sử? Vậy con người lịch sử ấy lại trở thành một con người của thời thế. Vì thời và thế tạo nên anh hùng, anh hùng làm nên lịch sử.
Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh.
Chúng ta càng tự hào và thấy vi diệu, một sự diệu kỳ trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rất ít các vị vua của mọi triều đại những người có sứ mệnh để gánh những việc trọng trách của các quốc gia có một sự trùng hợp rất thiên nhiên - Ở đây tôi muốn nhấn mạnh là “rất thiên nhiên” chứ không phải ngẫu nhiên, bởi ngẫu nhiên là cái nhìn của phàm trần, còn thiên nhiên là cái nhìn của vũ trụ.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình thì ngày 2 tháng 9 năm 1969, tại nhà sàn trong Phủ Chủ tịch, Bác trút hơi thở cuối cùng để trở về với Mẹ Thiên Nhiên. Chính vì những lễ huyền vi như vậy, cộng với việc khi đất nước Việt Nam giành độc lập, chúng ta hội nhập toàn cầu và giá trị của hội nhập toàn cầu nên ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lấy ngày dương lịch là mùng 2 tháng 9.
Tôi biết rất nhiều người tâm huyết, những bậc khai quốc công thần, những con người có đức tin Cụ Hồ là một vị Phật, là một vị Bồ Tát. Cho nên đây đó hoặc tại gia họ vẫn âm thầm lặng lẽ đúng ngày 21 tháng 7 âm lịch hàng năm, họ vẫn dâng hương để tưởng nhớ, để tri ân công đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người luôn có một gia đình lớn là cả dân tộc Việt Nam. Người luôn có những người con, người cháu dầy đức hiếu hạnh vẫn theo truyền thống của ông cha để ngày 21 tháng 7 âm lịch hàng năm làm giỗ Cụ Hồ.
Tôi xin thưa tất cả các Quý vị! Công việc này nó là tuỳ duyên. Nếu trong tâm khảm của chúng ta không chỉ biết ơn, tri ân mà chúng ta còn giữ cái tinh hoa văn hoá của dân tộc thì tất cả con dân Việt Nam dù các vị là ai từ các bậc khai quốc công thần, từ những người cùng chiến đấu, từ thủa giành độc lập từ Thực dân Pháp họ đều có một cảm xúc rất riêng biệt để đến mùng 2 tháng 9 họ dâng một nén hương để tri ân cảm tạ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi tin ở thế giới bên kia Bác Hồ sẽ cảm nhận được tất cả những tấm lòng cao quý này.
Xin cảm ơn!
Note: Bài viết được trích dẫn từ buổi trò chuyện giữa Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh, cho nên trong bài viết sẽ được viết theo ngôi thứ nhất – Tôi (đại diện cho bà Phan Oanh).